Uống Gì Cho Đẹp

Omega 3 6 9 - ăn con nào?

Omega 3 6 9 - ăn con nào?

🔥Ngắn gọn: uống omega 3 và có thể omega 6 dạng Gamma linoleic acid (GLA), không uống omega 6 dạng linoleic acid (LA) và không uống omega 9.

1️⃣Phân biệt, chức năng, nhiệm vụ

🎄Phân biệt dựa vào cấu trúc hóa học, oemga3 có liên kết đôi từ vị trí C3 tính từ đít, omega 6 thì từ c6, và 9 từ c9… .

🌲Omega 3-6-9 là những acid béo cơ thể sử dụng cho nhiều hoạt động của cơ thể tỉ dụ như là cấu tạo tế bào não, tạo màng tế bào, phản ứng viêm và miễn dịch, tổng hợp hóc môn… vân vân và mây mưa. Nói chung là mọi bộ phận đều cần có axit béo và thường cơ thể lấy các loại này từ chế độ ăn.

🌳Theo truyền thống của page thì tớ tập trung vào mảng da là chính, như bên trên, ta có keywords: omega, hóc môn, phản ứng viêm 😑. Tình trạng mụn trứng cá cũng thuộc biểu hiện/ hậu quả của inflammation. Ngày nay thì khoa học bảo là tình trạng mụn trứng cá không hẳn do khuẩn vì da lúc méo nào chả có khuẩn mà nguyên nhân nằm ở nội tại - dm, vậy bôi một mớ vậy là vô dụng sao 😭😭😭. Thôi, kệ nó, biết nhiều biết ít khó biết đủ, ta cứ trong uống ngoài bôi, nỗ lực hết sức, chịu khó tích đức hành thiện mà mãi méo đẹp thì hẳn là do gen. Kệ cmn đi 😑😑😑

2️⃣Thế tóm lại là uống cái chì? Thực ra nếu chế độ ăn cân bằng, khỏe mạnh thì việc bổ sung các loại acid béo này là không cần thiết vì cơ thể được cung cấp đầy đủ qua chế độ ăn rồi, nhưng thế nào là heo thì, thế nào là ba lần xờ thì lại kể ở diễn biến khác 😊).

🌴Omega 9 (oleic acid): không uống vì đây là loại acid béo không thiết yếu (non-essential fatty acid), cơ thể tự tổng hợp được nhóm này miễn là có thực phẩm chứa chất béo thì không phải lo. Ngoài ra dầu thực vật và mỡ động vật cũng nhiều omega 9 nên chúng mình hãy bỏ qua nó đi, khỏi mua uốn tốn chiền 😚

🌱Omega 3-6: 2 loại này đều là axit béo thiết yếu (essential fatty acids), tức nghĩa là cơ thể ko tự tổng hợp được mà cần nguồn từ bên ngoài.

👉🏼Omega 6: ahihi, nhóm này vui nè, ta có LA thuộc nhóm này. Trong chế độ ăn người hiện đại, dầu thực vật rất giàu linoleic acid và việc bổ sung omega 6 ở dạng LA là không cần thiết, thừa thãi.

👉🏼Omega 3: sờ đến nhóm này mệt vl, thật bổ não mà đau não lắm 😭😭😭. Loại cơ bản nhất là alpha-linolenic acid (LNA) có trong dầu thực vật như flax seed oil, nhưng loại này cần chuyển tới 3 bước, có sự tham gia của 3 loại enzyme ở mỗi bước (D6D, D5D, quên-tên-dồi enzyme) thì mới chuyển thành EPA, từ EPA thêm 2 bước nữa ms chuyển thành DHA và ngược lại. Tuy nhiên EPA và DHA có thể lấy trực tiếp từ dầu cá, trứng cá, sữa mẹ, trứng, nội tạng... Nên nói chung thì bổ sung omega 3 từ nguồn động vật hiệu quả hơn nguồn thực vật.
Omega 3 nói chung sẽ được chuyển hóa trong cơ thể cũng nhờ các loại enzyme như D6D, D5D, quên-tên-dồi-lười-tra-lại enzyme và sản phẩm của quá trình chuyển hóa này là các loại chất béo kháng viêm. Omega 3 nói chung tham gia vào quá trình kháng viêm qua nhiều con đường khác nhau, các bạn rảnh đọc thêm chứ nhiều kể hông hết.

Ở chế độ ăn của người hiện đại, thường thiếu hụt những loại thực phẩm chứa Omega3, do vậy, nếu bổ sung bằng tpcn thì chỉ nên dùng Omega3.

👉🏼Tiếp, có bạn hỏi thừa omega6 thì sao? Cứ bổ sung cho chắc, nhỡ cần? Câu chiện là các sản phẩm được tổng hợp từ omega 6 theo quan điểm truyền thống thường có khả năng gây viêm – kích viêm, các nghiên cứu gần đây cho kết quả là hông hẳn thế, tóm lại là đang còn nhiều tranh cãi về việc thừa omega 6 và thừa sản phẩm được tổng hợp từ omega 6 NHƯNG khi nạp quá nhiều Omega 6 thì lại ảnh hưởng (xấu) tới hoạt động kháng viêm của omega3. Tức là omega 6 bản thân nó chưa chắc làm điều xấu nhưng nó lại cản trở người tốt (omega3) làm việc thiện. Thêm vào đó, các nhóm enzyme vốn dĩ dùng để xử lý cả 2 loại omega 3 và 6 (D6D, D5D, quên-tên-dồi-lười-tra-lại enzyme) sẽ bị thiếu hụt và nó không tối ưu hóa được trong việc xử lý lượng omega3 intake (vốn dĩ đã ít ỏi) nữa, do vậy tác động xấu tới các quá trình viêm của cơ thể nói chung – ví dụ như mụn, trứng cá 😊). Nên là bớt omega 6 đi cho cơ thể dồn tài nguyên vô xử lý thêm omega 3 á.

👉🏼Đọc đến đây thì tớ có 1 câu hỏi dành cho các bạn đó là các bạn có nhớ LA, D6D, GLA, LNA blahblah là cái mịe j k?
Không nhớ hả? Thế thì thôi, kệ nó, cứ next đi  :))

3️⃣Một vài lưu ý

🌿Omega 3 bổ sung được, bổ sung thoải mái đi vì thực phẩm giầu omega 3 thường không phong phú (chim trời, cá bể, dầu cá, nội tạng động vật - những thứ ít khi ăn), ngoài ra thì omega 3 thực vật LNA qua 5 bước chuyển hoá mới ra DHA chứ omega 3 động vật bổ sung DHA và EPA ngay và luôn. Chú ý LNA, EPA, DHA đều thuộc nhóm omega 3 nhưng cơ thể chỉ dùng nhóm EPA và DHA thôi. Nhóm LNA cần chuyển hoá rất lâu và dài. Omega3 có thể được nạp thường xuyên, không cần nghỉ, các bạn có nghỉ ăn hôm nào hông? Có fast thì fast 3 ngày là giỏi chứ ai fast cả tháng trừ người đã ra đi? Omega3 cũng thế, nó nên được ăn hàng ngày và liên tục – trừ hôm nào bạn fast =)))

🎍Omega 6 dạng LA: không bổ sung vì chế độ ăn đủ rồi. Omega 6 dạng GLA: có thể có hoặc không  =))))). Vui lắm nè, các công ty tpcn chỉ nói vs bạn 1/2 vấn đề, họ cắt 

cái đoạn GLA sau khi chuyển hoá thành DHLA có thể giúp giảm viêm thì DHLA có thể tiếp tục chuyển thành arachidonic acid (AA) đóng vai trò quan trọng trong quá trình bùng viêm. Thế nên là í, chúc bạn may mắn 🐽

 

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >