Đỏ, Thâm, Nám, Sẹo

Sắc tố da - Thâm, nám, đen và cách xử lý - Phần 1: Đồ bôi ngoài da

Sắc tố da - Thâm, nám, đen và cách xử lý - Phần 1: Đồ bôi ngoài da

* Ngắn gọn: bôi hết đi, bôi càng nhiều càng ít

1. Quan trọng

- Melanin không xấu, melanin – hắc tố có nhiệm vụ bảo vệ da, là một thể hiện của bộ gen, của tổ tiên, của tộc máu đỏ da vàng chúng ta và càng làm nghề thì tớ lại càng méo hiểu vì sao các bạn muốn trắng đến mức bất chấp, hổng cần cái mạng luông? Xấu là do nhân phẩm tồi tàn chứ hổng phải do màu da đâu, thật.
 

2. Cơ bản:
- Sắc tố da được quyết định do gen, có thể cố gắng làm sáng đến mức tối đa chứ không thể tẩy như bạch tạng được. Muốn trắng như hotgirl thì chỉ có dùng kem trộn, lột da, truyền trắng thôi.

- Thâm, nám, các tình trạng tăng sắc tố đều có sự góp mặt của một hay nhiều yếu tố kích động hắc bào như: tổn thương da (sau mụn hoặc sau phơi UV hoặc tích lũy UV sau một thời gian ms bùng), thay đổi nội tiết, căng thẳng trong cuộc sống. Ở những da có xu hướng dễ tăng sắc tố thì mao mạch nuôi hắc bào phì nhiêu hơn, túi hắc tố to hơn, hắc bào dễ bị kích thích hơn, ...

- Topical corticosteroids cũng có tác dụng làm trắng da như: làm co mạch máu, cắt nguồn dinh dưỡng, làm chậm quá trình phân chia của tế bào da nói chung, bao gồm cả hắc bào, triệt viêm - từ đó chặn hóc môn kích thích quá trình tổng hợp hắc tố.
- Làm trắng da thì buộc phải dùng actives, actives mạnh có thể dẫn đến kích ứng, viêm da kích thích tăng hắc tố. Những trị liệu can thiệp sâu như lăn kim, laser, peel cũng vừa trị các vấn đề về tăng sắc tố nhưng cũng có nguy cơ làm tình trạng trầm trọng hơn. Nói chung là muốn nhanh thì phải từ từ, không từ từ được thì bôi cor  :))
- Chuẩn bị kĩ càng vấn đề tài chính: đầu tư hơi bị nhiều luôn đấy -.-`

2. Những nhóm thành phần bôi ngoài da
- Kem chống nắng: nói lắm quá dồi nên méo nói nữa đâu. Dùng kcn xịn xịn tí, chống ánh sáng xanh hoặc dải nhìn được thì càng tốt nhé. Chịu khó reapply kcn ngày ít nhất 3 lần vì làm trắng là quá trình lột tẩy mà. Ngoài kcn thì ô mũ khăn nón dọ mõm, full bộ nin da vào, kể cả đi ô tô hay ngồi phòng điều hoà thì cứ full giáp vào.
- Blending agent: Retinoids các phái sinh: thúc đẩy cell turnover, giảm thời gian tiếp xúc giữa tb sừng và hắc bào, loại bỏ lớp tb chết bề mặt đã bị dính màu, làm loãng và dàn trải mật độ hắc tố, và đựơc cho là có tác dụng ức chế sự tổng hợp men nám. Túm lại, dùng retinoids làm da sáng và đều màu, ngăn ngừa da lốm đốm, loang lổ.
- Bleaching agent: nhóm này có rất nhiều loại, mỗi loại lại hướng đến mục tiêu cụ thể. Ví dụ: vitC laa, kojic acid, phytic thì ăn thịt Cu2+, từ đó bất hoạt men nám. B3 chặn túi hắc tố di chuyển từ hắc bào tới tế bào sừng. Các chất chống oxy hóa nói chung còn trung hoà gốc tự do từ đó ngăn ngừa tổn thương và ngừa kích thích quá trình tổng hợp hắc tố, b-resorcinol thì vừa ức chế men nám, vừa ngăn sự hình thành men nám, cũng là một chất chống oxy hoá tốt. Nhưng mạnh mẽ hơn cả có lẽ là hydroquinone: thịt hắc bào, bịt enzyme, thịt cả túi vận chuyển thông qua quá trình oxy hoá  =))). Hiện nay thì còn có 
cysteamine hydrochloride được cho là hứa hẹn hơn cả HQ. Theo kinh nghiệm của mình thì tác dụng làm trắng châm hơn nhưng chắc hơn và có hiệu quả với cả nám kháng trị HQ.
- Exfoliating agent: các nhóm acid AHA only: glycolic, lactic, mandelic: loại bỏ lớp da chết bề mặt đã nhúng chàm, làm đều và giúp các active khác penetrate dễ dàng hơn. Bản thân glycolic lactic cũng có tác dụng làm trắng thông qua ức chế hoạt động của men nám. Lưu ý là ở pH thấp thì hoạt động tẩy tb chết mạnh mẽ hơn nhưng chức năng ức chế hoạt động men nám thì không bị ảnh hưởng bởi pH. Glycolic được cho là mạnh mẽ hơn lactic nhưng đồng thời dễ gây kích ứng hơn, do vậy tùy vào tình trạng da để lựa chọn. Mandelic được coi là loại acid nhẹ nhàng nhất và là loại peel thường được chỉ định cho bệnh nhân chủng da tối màu do nó có ít nguy cơ tăng sắc tố nhất so với những loại acid còn lại. Túm lại, có thể kết hợp peel mandelic hàng tuần kết hợp glycolic/ lactic trong tuần?
- Anti inflammatory agent: nhóm ngừa viêm, làm dịu da (gộp chung cho gọn, í kiến ít thôi): viêm kích thích hình thành hắc tố, da bị xúc phạm cũng dễ thâm nám hơn mà cái mớ trên kia thì chả có thằng nào lành cả  :)). Nhóm này gồm có: b3, vitC SAP, b5, các chất chống oxy hóa, chiết xuất rau củ quả các loại.
- Copper peptide (maybe): truyền thuyết bảo là do khả năng remodeling skin cell nên nó giúp đẩy hắc tố lên bề mặt da nhanh hơn và sau đó exfoliate nó là xong  :))

3. Lưu ý cho da mụn - thâm sau mụn:
- Trong quá trình điều trị mụn nên bổ sung các thành phần thuộc nhóm ngừa viêm, làm dịu da để ngừa thâm về sau. Retinoids và AHA cũng có tác dụng trị mụn, xem xét tình trạng da để dùng. Trị thâm càng sớm càng tốt nhưng đương nhiên khi mặt vl mụn thì sẽ khó đánh giá hiệu quả.
- Xem xét bổ sung sang các thành phần giúp liền thương nhanh như b5 và đồng, vết thương liền càng nhanh thì tỉ lệ thâm sạo càng giảm. Đồng còn giúp ngừa sẹo rỗ nữa.
- Thâm mới thì nó đỏ, thâm lâu thì thâm thâm, thâm quá thì đi laser hay chiếu ánh sáng chiu chiu í, page bánh bèo có review đó.
- KCN vã kcn vào, có muốn thâm ngàn năm không?  T.T

4. Lựa chọn sản phẩm:
- Nói chung thì hên xui lắm, mỗi người hợp một loại, ngoài thử ra thì không có cách nào để biết chính xác.

- Và thử dần dần theo cái tháp skincare ớ

 
< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >