Mụn

Kìm dầu – Phần 1: thuốc, trị liệu, chế độ ăn và sinh hoạt.

Kìm dầu – Phần 1: thuốc, trị liệu, chế độ ăn và sinh hoạt.

Tuyến dầu được vận hành chính bởi các yếu tố nội tiết (hóc môn), do vậy việc kìm dầu khá là nan giải và đầy ăn thua 😊

1.       Thuốc: uống theo chỉ định của bác sĩ, uống đủ liều, hết thuốc cần tái khám – ko tư ý thấy hết mụn thì dừng thuốc. Các nhóm thuốc chính hiện nay có tác động lên tuyến bã gồm vitA, kháng andogrens và thuốc nội tiết.

- VitaminA: quá nổi tiếng với ISO rồi – tuy nhiên, mình muốn nhấn rất mạnh ở đây là đã đi khám thì theo bác sĩ, lên mạng đọc ít thôi. Lắm thầy thối thây, mỗi người một phách. Đúng là iso có tác dụng phụ nên các bạn ms cần theo bác sĩ.

- Kháng androgen: phổ biến nhất là spironolactone: làm thụ thể ở tuyến bã bớt nhạy vs androgen. Tượng tượng dễ hiểu là spironolactone chọc mù mắt tuyến bã, thế là nó không nhìn thấy thằng hóc môn nam tính ve vãn nữa và nó không bị phát dồ lên và tăng sản.

- Thuốc tránh thai: bổ sung estrogens, từ đó giảm lượng hóc môn nam do estrogen tăng thì hóc môn nam tự do giảm. Muốn uống cũng đi bsi.

- Corticosteroids: ờm, vậy đó, chịu thì chịu ko chịu cũng chịu.

- Lưu ý: kháng androgen giảm độ nhạy của tuyến bã với hóc môn còn thuốc tránh thai thì ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ hóc môn.

- Có một chuyện cũng rất quan trọng mà phải nhấn rất mạnh lần nữa: việc tái mụn sau uống thuốc là bình thường, tỉ lệ tái mụn giảm hơn nếu uống đủ liều. Các bạn hãy nghĩ đơn giản dư lày thôi, đấy là nay bị viêm họng cảm sốt uống thuốc thì khỏi n sang tháng bị lại, sang năm lại bị lại thì sao? Mụn nó cũng thế, tuyến bã còn hoạt động, cơ thể còn sống, còn da chết thì còn nguy cơ tái mụn 😊. Một vài trường hợp thậm chí cần duy trì uống thuốc cho đến khi muốn đẻ thì dừng, đẻ và bú xong thì lại uống tiếp.

 

2.       Trị liệu: khác với thuốc thường xoay quanh hóc môn thì các kiểu trị liệu nhắm tới tổn thương tuyến bã, làm nó què quặt nhưng vì tụi mình là cơ thể sống nên tuyến bã nó cũng phục hồi vậy :D

- Peel: đặc biệt là peel SA ở nồng độ cao, do khả năng đi vô lcl và tới tuyến bã nên có khả năng làm tổn thương tuyến bã, từ đó giảm/ kìm dầu nhưng hiệu quả khó mà vĩnh viễn :D

- Triệt lông: tương tự, khi năng lượng ánh sáng tập trung phá hủy nang lông thì đồng thời nó cũng tản nhiệt sang vùng lân cận – ví dụ như tuyến bã và làm tổn thương thằng này. Tuy nhiên, các này hơi ăn thua vì nhiệt cũng kích thích viêm và tăng sinh bã nhờn trong trường hợp nhiệt chưa đủ để làm tuyến bã tổn thương.

- Dùng kim năng lượng vô tuyến: tùy theo loại máy sử dụng mà có thể giết hoàn toàn tuyến bã và điều này chả có hại gì hại ví vì liệu trình đắt vcl :D. Trên da có quá nhiều tuyến bã và giết bớt một hai thằng dysfunctional, có xu hướng hay viêm, phì đại, mụn tái đi tại lại chả làm sao hết. Ngoài triệt theo từng lỗ thì còn có thể triệt theo vùng (phạm vi nhỏ thôi chứ ko phải vùng trán vùng má đâu 😊)).

 

3.       Ăn uống

- Giải thích thì rất dài nhưng các bạn nhớ đơn giản thế này: hạn chế tinh bột, chỉ nạp tinh bột tốt, tránh chất béo, thịt vừa đủ, phồng mồm lên ăn dau. Thêm vào đó: không ăn hàng quán vì chỉ có trời ms biết liệu cái nồi nước lèo kia có 1kg hay 5kg đường -.-‘

 

4.       Sinh hoạt

- Thiếu ngủ thì méo bg đẹp

- Căng thẳng kéo dài cũng dễ làm da nhờn mụn hơn

- Tập thể dục nặng có thể làm tăng hóc môn nam và IGF1 từ đó tăng mụn nhưng ngược lại, có thể giải tỏa căng thẳng, yêu đời, vui vẻ hơn – từ đó giảm mụn. Thôi thì tùy, tập đi xem sao.

 

 
 
 

 

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >