Làm Sạch và Tẩy Da Chết

Chất hoạt động bề mặt - Chất tẩy rửa: Nguyên lý và ứng dụng trong SRM

Chất hoạt động bề mặt - Chất tẩy rửa: Nguyên lý và ứng dụng trong SRM

1. Chất hoạt động bề mặt - Surfactant
- Các bạn có thể google thêm để đọc định nghĩa chính xác của các chất hoạt động bề mặt nhưng dễ hiểu nhất thì nó giúp dầu nước hòa vào nhau để tạo thành hỗn dịch nhờ có 1 đầu ưa dầu và một đầu ưa nước.
- Nói một cách chính xác thì surfactant giúp hòa tan nhiều thứ không chỉ dầu với nước nhưng riêng về vấn đề hòa tan cũng đủ viết 3 quyển sách và các ứng dụng của surfactant thì thêm 3 cuốn nữa nên cứ hiểu là nó giúp hòa tan những chất lỏng không tan vào với nhau đi :). Muốn hiểu thêm thì bỏ tiền ra mà học, đồ miễn phí thì nôm na thế này thôi.
- Có rất nhiều loại surfactant khác nhau, emulsifier cũng được xếp vào nhóm surfactant và đây cũng là lí do mình méo thích dùng nhiều emulsifier lắm :D
- Và Surfactant được ứng dụng vào rất nhiều mảng của điều chế mỹ phẩm: làm srm, làm kem dưỡng, emulsion, serum - bất cứ hoạt động nào cần hòa tan những thứ ko tan vs nhau, tạo hệ vận chuyển, tạo màng =((... Nói chung riêng surfactant tạo thành 1 mảng to vcl, khó vl, đáng sợ vl nên khó quá bỏ qua đíu đọc nữa hihi
- Bài này mình nói đến surfactant trong vai trò tẩy rửa

2. Phân loại: có 4 nhóm chính
- Anionic surfactants: chất hoạt động bề mặt phân cực âm: đầu âm ưa nước, đít ko phân cực ưa dầu: thường được sử dụng trong các sản phẩm tạo bọt, pH thì flexible, muốn cao có cao, muốn thấp có thấp. Ví dụ SLS có thể được formulate với pH từ 2-7. Đem lại khả năng tẩy rửa tốt với phần lớn mọi thứ nhưng ưu ái các chất tan trong nước (polar) hơn là tan trong dầu (nonpolar) và cũng phá da nhất, có khả năng biến tính protein cao.
- Cationic surfactant: chất hoạt động bề mặt phân cực dương: đầu dương ưa nước, đít không phân cực thích dầu: thường có khả năng bám lại bề mặt sau khi tẩy rửa cao, hay được dùng trong đồ chăm sóc tóc hơn để tạo cảm giác mượt. Các loại sữa rửa mặt mướt mướt dành cho da khô cũng hay kết hợp nhóm này. Nói chung chả tốt lành gì đâu, mụn bỏ mẹ ra.
- Amphoteric surfactants: chất hoạt động bề mặt lưỡng tính: giới tính linh hoạt theo độ pH, khả năng tạo bọt kém. Thường được sử dụng như chất tẩy dửa phụ trợ để giảm nồng độ surfactant chính - thường là anionic, giúp sản phẩm dịu dàng hơn.
- Nonionic surfactants: chất hoạt động bề mặt không phân cực - thường được cho là dịu dàng hơn, ít khô hơn nhưng cũng tùy loại, khả năng tẩy rửa tốt hơn với những chất tan trong dầu (non-polar) và kém hơn với những chất tan trong nước (polar). Đố các bạn biết vì sao tuy nó không phân cực nhưng vẫn tan nước :)

3. Sản phẩm tẩy rửa:
- Trong các sản phẩm tẩy rửa: tẩy trang, srm, dầu gội, xả, sữa tắm mask rửa... đều có thể sử dụng kết hợp các surfactant theo mục đích và feelings của formular cuối.
- Surfactant có khả năng đọng lại bề mặt da, đọng nhiều hay ít thì tùy loại surfactant, tùy formular. Khi surfactant đọng lại trên bề mặt da, cái đít ưa dầu của nó cắm vô bề mặt da, làm biến tính protein màng da, xáo trộn lớp epidermal lipids và cản trở quá trình phục hồi màng da và cản trở quá trình tái lập môi trường pH tối ưu của da nói chung. Da những ngày khỏe có thể chưa sao, những ngày chưa khỏe lắm thì bùng viêm da, bùng mụn, tạo điều kiện cho vi khuẩn và chất lạ xâm nhập.
- Sữa rửa mặt không có não, cũng không có mắt, nó sẽ không phân biệt được chất tốt và thứ xấu ở trên da, đã tẩy thì tẩy sạch hết - đã dịu nhẹ rửa không sạch lắm thì sẽ không sạch hẳn nên đừng sa đà vô cái bẫy dịu nhẹ, không hại màng da. Không có đâu.

4. Khắc phục
- Chọn SRM: việc nhìn bảng thành phần để chọn srm thì nó khó lắm luôn =)) Khó lắm lắm luông á, ví dụ như cetaphill dùng SLS mà hàm lượng thấp xong vl cồn béo vô nên rửa xong còn gớm hơn là chưa rửa nè. Nhưng nói chung thì nên chọn srm kết hợp nhiều loại surfactant - việc kết hợp này giúp giảm lượng hash surfactant cần thiết trong hệ cuối mà vẫn đảm bảo khả năng tẩy rửa, tạo micell lớn hơn, đỡ găm vô da sau tẩy rửa hơn.
- Dùng srm pH thấp: nào, việc dùng srm pH thấp không có nghĩa là không hại màng da vì tẩy rửa xong thì màng trôi hết mẹ nhưng việc duy trì da ở môi trường pH thấp sẽ giúp quá trình tạo màng và tái lập môi trường pH tự thân tối ưu diễn ra thuận lợi hơn.
- Bọt hay không bọt không quan trọng lắm
- Tuyệt đối không để đồ chăm sóc tóc dính lên da, đặc biệt là các bạn da mụn, mấy cái cationic surfactant nó dính da lắm á
- Dùng toner làm sạch loại bỏ bớt cặn surfactant đọng trên bề mặt da.
- Dưỡng da, bổ trợ quá trình hồi màng.

5. Tương lai
- Hiện nay đang có rất nhiều nghiên cứu về mảng biosurfactant: sử dụng surfactant từ khuẩn, nấm, men.. nhưng do những hạn chế về nuôi cấy, chiết xuất nên giá cao. Bao giờ rẻ thì t làm cho mà thử.
- Bên cạnh đó thì amino acid based surfactant được cho ưu việt tương tự biosurfactant nhưng giá lại mềm hơn xíu. Ưu việt thế nào bài sau t kể cho mà nghe.
 

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >