Làm Sạch và Tẩy Da Chết

Các hình thức tẩy da chết trong mỹ phẩm - Phần 2

Các hình thức tẩy da chết trong mỹ phẩm - Phần 2

3. Tẩy da chết Enzyme
- Enzyme hiểu đơn giản nhất là chất xúc tác các phản ứng hoá học. Trong cơ thể người có rất nhiều loại phản ứng sinh hoá diễn ra dưới tác động của enzyme. Tẹp, trong phạm vi skincare - cụ thể là tẩy da chết, các loại enzyme được sử dụng thuộc họ protease được chiết xuất từ thực vật có tác dụng phân hủy protein

- Khác với acids hoạt động thông qua việc phá hủy liên kết tế bào, enzyme ``tiêu hoá`` protein - cụ thể ở đây là keratin - lớp sừng và phân hủy nó ra thành các amino acids/ chuỗi amino acids bé nhỏ. Và do cấu trúc hình học đặc biệt của enzyme, nó hoạt động có tính chọn lọc cao. Với enzyme tẩy da chết thì nó chỉ tẩy da đã CHẾT, không phạm đến lớp da sống (còn nhân) bên dưới nên Enzyme tdc được cho là nhẹ dịu hơn so với các loại tdc khác mà vẫn hiệu quả.

- Bản thân da cũng có hệ thống enzyme tdc tự thân, tuy nhiên vì nhiều lý do mà nó hoạt động không hiệu quả, điển hình nhất là da khô, do vậy một vài chất dưỡng ẩm mạnh như urea hoặc lactic có tác dụng tdc thông qua việc đưa nước và kích hoạt enzyme tự thân hoạt động, và cũng do vậy, mình thường nói dùng urea thường xuyên không gây tdc quá đà như những dạng tdc khác vì enzyme cơ chế của nó là không hoạt động quá đà :)

- Hiện nay, 2 loại enzyme tdc phổ biến nhất là chiết xuất từ dứa và đu đủ, tuy enzyme được cho là dịu nhẹ, ít kích ứng hơn so với acid nhưng bản thân enzyme là một loại protein nên nó vẫn có nguy cơ gây dị ứng. Khác với kích ứng do acid hoặc các treatment khác, vẫn có thể tập làm quen từ từ, dị ứng do enzyme thì nên tránh hoàn toàn. Mình sẽ giải thích sự khác nhau giữa kích ứng và dị ứng sau.

- Nhược điểm của enzyme là dễ phân hủy, hoạt động hiệu quả nhất trong quãng pH và nhiệt độ nhất định nên good night có enzyme thôi, hoạt động tốt đến đâu t hổng biết, chắc bỏ ra quá =)))

4. Tẩy da chết hóa học - acid
- Có 3 nhóm phổ biến: ahas, bha (salicylic acid) và pha. Cả 3 nhóm này đều hoạt động thông qua việc phá hủy/ làm rối loạn/ làm lỏng lẻo liên kết tế bào sừng (desmosomes), vậy 3 đứa này khác nhau ntn?

- Khác với enzyme, acids có khả năng tẩy da chết lên cả những phần da chưa chết và ép nó chết - do vậy, khả năng quá đà khi sử dụng acids cao hơn

- Cả ahas và bha đều có tác dụng tẩy da chết, vì sao nên kết hợp cả 2 trong routine? Bởi vì ahas - tiêu biểu như glycolic và lactics có nhiều backup về tác dụng chống già và làm sáng da hơn, salicylic acid lại có khả năng tdc thành lcl, đem lại hiệu quả ngừa mụn cao hơn. Bản thân salicylic vẫn có tác dụng tẩy da chết bề mặt, nhưng với các sản phẩm sự dụng tại nhà hiện nay, nồng độ salicylic tối đa là 2% nên hiệu quả tẩy da chết bề mặt của salicylic rất kém so sánh với 5-10-15-20-30% ahas chứa trong sản phẩm dùng tại nhà.
- PHA chủ yếu là dưỡng ẩm chứ tác dụng tẩy da chết hơi hời hợt, thường mình không coi PHA là acid tẩy da chết chân chính :)

5. Vì sao nên kết hợp?
- Mỗi loại tdc sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào đáp ứng của mỗi cá nhân có thể dùng 1 hoặc 2 hoặc 3 cách tdc phù hợp.
- Acids nói chung giúp làm lỏng liên kết tế bào sừng nhưng đôi khi vẫn cần thêm các tác động tdc vật lý thêm vào để gỡ cái lớp sừng rời rạc đó ra.
- Các bài sau sẽ phân tích rõ hơn về acid nhóe, dài vcl dồi =))

Ảnh: các loại liên kết tế bào

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >