Làm Sạch và Tẩy Da Chết

Các hình thức tẩy da chết trong mỹ phẩm - Phần 1

Các hình thức tẩy da chết trong mỹ phẩm - Phần 1

1. Định nghĩa
- TDC là lấy đi lớp da chết trên bề mặt da =)). Thượng bì gồm 4-5 lớp tế bào da đẩy từ dưới lên, càng lên trên nó càng chết dần và tạo lớp sừng - lớp da chết hẳn (ko còn nhân, ko còn nước, ko còn hoạt động sinh lý như tế bào sống). Thông thường, cơ thể có cơ chế tự rụng da chết thông qua các hoạt động của enzyme tự thân, nhưng cũng như rất nhiều hoạt động khác của cơ thể, càng lớn tuổi càng kém hiệu quả dần hoặc vốn dĩ không đủ hiệu quả từ đầu nên con người đã phát triển các sản phẩm hỗ trợ quá trình này.
- Mọi hoạt động có tác dụng loại bỏ lớp da chết đều được coi là tdc, thậm chí tẩy trang, rửa mặt - nhưng mức độ tdc đến đâu, có hiệu quả không thì lại là chiện khác.
- Do vậy, với mình, tẩy da chết cũng thuộc phân khúc làm sạch cùng với tẩy trang và srm
- Việc da chết ứ đọng dẫn tới bề mặt da thô, dày, xỉn, bít tắc lcl gây mụn và bôi đồ dưỡng không ăn, không thấm, bầy nhày 1 lớp trên da. Muốn dưỡng da tốt thì phải tdc tốt.
- Tẩy da chết loại bỏ lớp sừng chết khô cằn cỗi nằm trên bề mặt da, làm lộ lớp da mới trẻ đẹp bên dưới, đem lại bề mặt da mịn, sáng hơn. Ngoài ra, tẩy da chết giúp kích thích tăng sinh keratinocytes đẩy lên bề mặt da nên hoạt động tẩy da chết hợp lí có thể làm dày biểu bì.

2. Tẩy da chết vật lí
- Bao gồm các dạng hạt, gel, khăn... nói chung bao gồm các động tác cơ học chà xát lên da.
- Dạng hạt: Ngày xưa thì người ta hay dùng dạng hạt quả như quả mơ, quả mận nghiền mịn do nó nhanh, nhiều, tốt, dẻ nhưng dạng hạt nghiền này thường có kích thước không đồng đều và cạnh sắc, do vậy hiệu quả tdc kém và dễ kích ứng. Dạng tdc từ hạt quả nghiền này vẫn còn tồn tại nhưng không được ưa chuộng nhiều nữa. Sau đó một thời gian thì chúng mình có tdc hạt nhựa microbeads, do sản xuất nhân tạo nên kích cỡ đồng đều, hạt tròn, được cho là hiệu quả và lành da hơn nhưng lại không lành môi trường nên cuối cùng cũng bị cấm. Ngày nay thì các nhà sx cho ra đời hạt microbeads được tổng hợp từ sợi celluose thân thiện với môi trường hơn, hạt nhôm oxit... Theo trải nghiệm cá nhân thì mình thấy tdc vật lý với nhôm oxit là hiệu quả nhất nhưng hơi ghê da nếu chưa quen dùng, dạng như chà nồi á =)). Ứng dụng của hạt nhôm oxit còn được dùng cho máy mài da (microdermabrasion) được sử dụng trong phòng khám và spa mà mình sẽ giới thiệu sau, do vậy một vài hãng quảng cáo tdc hạt nhôm như một sản phẩm ''mài da vi điểm''. Mấy loại hạt cellulose còn lại xài chơi chơi hoặc dành cho những bạn da đặc biệt nhạy cảm chứ hiệu quả tdc hông bằng cái khăn.
- Dạng gel: bản thân cái gel đó tạo vón chứ hông phải kì kì một lúc ra một đống da chết đâu =)). Thành phần gel thường chứa một đống polymer và các chất hỗ trợ vón, thi thoảng có thêm enzyme và acid linh tinh j đó, thực ra thì kì kì nó cũng ra da chết đấy nhưng phần lớn là hiệu ứng nhìn cho vui mắt thôi, dùng kcn eucerin oil control xoa một hồi cũng vậy à. Thường mình không hay recommend xài mấy cái gel tdc vì tác dụng kém, mất thời gian, messy và mấy loại gel tdc đều na ná nhau cả, bạn thích cứ dùng n ko nhất định là dùng loại đắt nhất làm j -.-'
- Dạng khăn: tẩy trang khăn nóng cũng là một hình thức tdc vật lý nhẹ nhàng hàng ngày. Có một vài dạng khăn sợi được dệt đặc biệt, đem lại bề mặt nhám hơn, tdc vl hơn và đôi khi tẩy cả da sống nếu các bạn mạnh tay đủ =)). Ưu điểm của tdc vật lý với khăn là đồng đều, dễ dàng kiểm soát độ sâu với lực tay và tiết kiệm, 1 cái khăn tdc xịn dùng được cũng khá lâu. Một vài bạn hỏi mình tt khăn nóng hàng ngày có sao không, có quá đà không thì câu trả lời là tùy da, các bạn theo da mà lựa, nếu hàng ngày mà da bị đỏ rát thì giảm xuống cách ngày hoặc tuần 2 lần hoặc chỉ tập trung ở những vùng da dày, dầu như mũi và cánh mũi xuống má thôi. Riêng với sợi bã nhờn và mụn đầu đen thì t thấy ko có j qua cái khăn nhé, kể cả peel :)

Ảnh: Quá trình tạo hạt từ sợi cellulose

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >