Làm Sạch và Tẩy Da Chết

AHA và PHA: bài cũ ôn lại

1. AHA
- AHA viết tắt của alpha hydroxy acid chỉ chung những acid có cấu trúc mà nhóm oh liên kết cooh ở vị trị alpha. Phần lớn những loại acids sử dụng trong mỹ phẩm đều thuộc nhóm này, điển hình nhất là glycolic acid, lactic acid và mandelic acid. Ít thấy hơn còn có manlic acid, citric acid (thường có mục đích điều chỉnh pH hơn là mang nhiệm vụ tdc do citric có khả năng kích ứng hơn ở nồng độ cao).... Các ahas này đều có thể lấy từ nguồn tự nhiên hoặc tổng hợp và tác dụng không có gì thay đổi dù là nguồn nào.
- Thường ahas hay được khuyến khích sử dụng cho da khô nhưng trên thực tế thì hợp cứ dùng, trên da nào thì ahas vẫn có tác dụng tdc bề mặt, ngừa/ hỗ trợ trị mụn, làm sáng, chống lão hóa.
- Hoạt động của nhóm ahas bị ảnh hưởng bởi pH. Cùng nồng độ, cùng pH thì acid nào có pka thấp hợn sẽ mạnh hơn.

2. Ảnh hưởng của pH tới khả năng tẩy da chết của sản phẩm
- Thang pH hiện nay chỉ áp dụng với các dung dịch nền nước và các chất có khả năng tan nước, có sự phân li, có h+ oh-. Nền khác, tan khác phải đổi hệ.
- pka là hằng số điện ly đại diện cho mỗi chất và hằng số này không thay đổi. pka càng nhỏ thì khả năng điện li càng lớn và acid càng mạnh.
- Từ pH và pka chúng mình có thể tính được giá acid tự do (free acid value) và nồng độ acid ''thật'' của dung dịch
- Mình không có công thức tính, cách đây vài năm còn trẻ, còn khỏe thì ngồi mò vl mò cái pH của GG để 5% lactic mạnh như 40% lactic pH2 và ra phương trình vô nghiệm nếu mấy đứa vẫn nhớ =)). Nhưng các bạn vẫn biết, trong 4 thứ mình ko giỏi thì có toán và cách tính lằng nhằng vl nên bỏ quá, chả tính làm cdj vì thực ra nó không có tính ứng dụng cao lắm.
- Túm lại là pH càng thấp thì sản phẩm càng mạnh trên cùng nồng độ 1 loại acid do lượng acid tự do trong dung dịch tỉ lệ nghịch với pH nhưng trên thực tế thì sản phẩm dùng tại nhà có giới hạn pH để đảm bảo tính an toàn và thường các hãng sẽ cố match giá trị pH gần với pka nhất theo như TO thì khi pH = pka thì sẽ đỡ kích ứng nhất nhưng trên thực thế thì pha vậy sẽ giúp dung dịch sẽ ổn định hơn (đố biết vì sao á :D)
- Ở dạng acid tự do thì tụi nó dễ dàng thấm vô da và hoạt động hơn, chính xác thì lượng acid tự do là lượng acid có tác dụng nhưng câu chuyện hông dễ thế.

3. Có thể bạn chưa biết
- Khă năng ức chế hắc bào và làm sáng và kích thích nguyên bào sợi sản sinh collagen, chống lão hóa của glycolic (5%) và lactic (10%) là không đổi trên các giá trị pH khác nhau nhưng chuyện là nếu pH cao thì lượng acid thấm được vô da đi đến màng đáy rất là thấp để có khả năng làm sáng hoặc chống lão hóa.
- Một vài hãng quảng cáo sản phẩm acid của họ có khả năng slow release để giảm kích ứng mà công thức chả có gì đặc biệt ngoài pH hơi cao một tị - ví dụ như AHA ASM pH 4.5, lý do là vì trên thực tế thì với pH cao, đống acid ions ở trên bề mặt da sẽ từ từ tạo acid tự do một cách bình tĩnh và đi dần vào da =)))
- Ngoài pH và pka thì nền của sản phẩm cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của acids, có một vài cái nền có khả năng giữ hoạt chất và một vài nền thì cho hoạt chất tung hoành tự do, cũng là lí do mà với các sản phẩm tại nhà lượng acid càng lớn, ngoài kiểm soát pH thì hãng thường pha nó ở dạng đặc như lotion, kem, từ đó tránh tai nạn cho người dùng.

4. PHAs
- PHA là poly hydroxy acid, cấu trúc tương tự như aha nhưng có lắm nhóm OH vl nên nó ẩm vl.
- Người ta bảo PHA có tác dụng tương tự aha nhưng dịu nhẹ hơn vì nó cồng kềnh lâu thấm hơn và nó ẩm hơn nhưng trên thực tế sử dụng thì mình không thấy hiệu quả tẩy da chết mà chỉ thấy hiệu quả dưỡng ẩm, dịu da.
- Phù hợp cho da nhạy cảm, một vài bạn da dầu nhưng bị bệnh như mụn trứng cá đỏ, viêm da tiết bã... thì có thể thử sử dụng PHA như một hình thức tẩy da chết coi nó có hiệu quả trên da bạn không.

5. Kết luận
- Bạn thấy hôn, pha chế phức tạp vcl ra, lợi dụng đủ tính chất của chất để tạo một fomulation phù hợp với định hướng sản phẩm nên người trần mắt thịt như chúng ta ngồi tính free acid làm gì cho già người :)
- Thử mới biết có hạp hay không, review 1 phần thêy
 

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >