Chống oxy hóa

Một vài phái sinh của vitC trong mỹ phỏm

Một vài phái sinh của vitC trong mỹ phỏm

👉🏼Ngắn gọn: trừ laa thì các dạng khác của vitc trong mỹ phẩm gần như ko có nghiên cứu độc lập. Thông tin chủ yếu từ tờ rơi của nhà sản xuất (nguyên liệu) và trải nghiệm cá nhân

1. Vì sao người ta phát triển ra lắm phái sinh vitC thế?
- Nhược điểm lớn nhất của vitC LAA là nhanh bị oxy hóa, nhanh đổi màu, khó pha chế - do vậy các nhà sản xuất luôn cố gắng phát triển những phái sinh thay thế cho LAA với công dụng (hy vọng là) tương đương nhưng dễ thấm hơn, bền vững hơn, ít kích ứng hơn, thân thiện với người sử dụng hơn.
- Các phái sinh vitC thường phải trải qua quá trình chuyển hóa thành LAA để có hiệu quả và giống như mọi thứ khác, hiệu suất chuyển hóa sẽ không bao giờ được 100% tức là 20% phái sinh có thể tương đương 2% LAA hoặc 0% LAA hoặc 19% LAA, đáng tiếc chưa có nghiên cứu cụ thể về hiệu suất chuyển hóa của các dạng phái sinh khác nhau. Thôi thì dùng đi xem thế lào =))

2. Các phái sinh rẻ rẻ: magnesium ascorbyl phosphate (MAP) và sodium ascorbyl phosphate (SAP) và Ascorbyl glucoside (AA-2G)
- 2 dạng muối vitC tan nước, ưa pH trung tính, dễ pha chế, lâu oxy hóa, giá rẻ, yêu cầu sử dụng hàm lượng cao – lý tưởng là 20%, tuy nhiên ở nồng độ cao thì serum thường dính dính.
- MAP: có thể coi là phái sinh phèn nhất do nó cũng khó thấm chả khác đíu j LAA, chưa kể còn cần chuyển hóa. Tức là bạn dùng 20% MAP, formulate tốt thì thấp chắc cỡ 5% rồi còn chuyển hóa nữa thì hổng biết có nhiêu vitC trong da để làm việc nên là thôi, thấy quảng cái serum C mà đọc thành phần có MAP thì bỏ qua, khỏi mua mắc công.
- SAP: tương tự như MAP, khó thấm vcl ra và hiệu quả còn kém hơn MAP. Tuy nhiên, với những bạn da mụn thì SAP lại có vài nghiên cứu cho thấy khả năng hỗ trợ trị mụn tốt ngay ở nồng độ thấp (5%) nên nếu kiếm đồ làm sáng, chống lão hóa thì bỏ qua e này n da mụn thì rất nên thử. Hồi trước tụi tớ cũng bán 1 loại sr 20% SAP của face theory, feedback khá ổn nhưng đã dừng vì vàng mặt và texture khó chịu. Tụi mình đang tính upgrade hơi thở của Dồng với 5% SAP cho nó toàn công toàn thủ cmnl :D
- AA-2G: không có quá nhiều thông tin về bạn này nhưng hiệu quả được cho là xịn hơn MAP và SAP. Dạng glucose khi vô da sẽ được bẻ thành LAA nhờ enzyme tự thân, hiệu quả chuyển hóa tốt hơn MAP và SAP, khoảng 80% trong ống nghiệm. Tương tự như MAP và SAP, AA-2G thấm cũng kém nhưng được cho là tốt hơn so với LAA do mấy thằng này tan nước, kích cỡ cồng kềnh. AA-2G thường được sử dụng phổ biến với những sản phẩm đến từ Ba Lan, mình thì chưa thử vì thấy ko vui lắm. Một vấn đề nữa với AA-2G là nồng độ, thường nhà sx khuyến khích dùng tối đa 2% mà 2% thì ngay cả LAA còn kém nói j đến phái sinh cần chuyển hóa.

3. Các phái sinh hông rẻ lắm: ascorbyl tetraisopalmitate (VCIP), tetrahexyldecyl ascorbate (THDA) – gọi chung là C tetra, ethyl ascorbic acid (EAA)
- C tetra: tan dầu, khả năng thấm nhiều và sâu được cải thiện so với LAA, đương nhiên là cũng bền vững và dễ pha hơn (so vs LAA). C tetra ở 2 dạng phái sinh thường hiện nay hay bị lẫn và loại nhỉnh hơn được cho là VCIP. Theo thông tin từ nhà sản xuất thì C tetra còn ưu việt hơn cả LAA về cả chống lão hóa, chống oxy hóa và làm sáng da (mặc dù vẫn cần chuyển hóa) do nó có khả năng thấm sâu. Từ 1-2% C tetra là đã cho hiệu quả rõ rệt 😊). Đương nhiên, tin ai thì tin chứ tin mấy thằng cung nguyên liệu thì manh chiếu cũng ko còn mà trải, đọc tham khảo they. Theo trải nghiệm cá nhân và tư vấn của mình với các sản phẩm C tetra từ 15% đổ lên thì C tetra làm dịu da tốt, giảm hiện tượng xỉn sạm màu ở da khô nhưng về mờ thâm thì nhạt, chống lão hóa – tăng sinh collagen thì hổng biết thế nào nhưng có 1 sản phẩm trị sẹo khá hiệu quả sử dùng ctetra trong thành phần – dermatix ultra của Dr. O gì gì ko muốn mất page đâu í.
- EAA: thằng này thì nhạc nào cũng nhảy – vừa tan dầu, vừa tan nước, khả năng thấm nhỉnh hơn LAA, AA-2G n kém hơn C tetra do kích cỡ cồng kềnh. Hiệu số chuyển hóa được quảng cáo là hơn 85% :), tin hay hông tùy b. Theo kinh nghiệm cá nhân thì EAA mạnh nhất trong tất cả các phái sinh và chấp luôn LAA về khoản mờ thâm, làm trắng – do vậy, đoán là khả năng chống oxy hóa ắt là ổn nhưng khả năng chống lão hóa thì chịu 😊). Nồng độ từ 10% đổ lên mình đã thấy làm trắng khá tốt rồi.
- EAA và C tetra được cho là khá lành, ít kích ứng (so với LAA) nhưng so sánh thì khả năng dịu da của c tetra ổn hơn. EAA tùy formulation mà vẫn có thể bị kích ứng lẩn mẩn.

4. Kết luận:
- Nói chung là dư lày: da mụn thì SAP, da khô già xỉn thì c tetra, da thâm thì eaa, da nhiều tiền thì laa xịn 😊
- Những thứ còn lại thử cũng được, ko thử cũng được

5. Ảnh: men tạo sắc tố, vitc sẽ kẹp 2 Cu màu đỏ đỏ kia lại và thế là chết mẹ m đi, ko đẻ được nữa nhá.
Nhìn lằng nhằng thế thôi chứ t cũng có nhìn được đíu đâu =))

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >