1. Gốc tự do, chất oxy hoá, tác hại
- Gốc tự do và chất oxy hoá là 2 dạng khác nhau - gốc tự do thừa 1 electron nên nó cần kết đôi, có thể bằng cách ăn trộm electron từ thằng khác (lúc này nó đóng vai trò là chất oxy hoá) hoặc nó đem cho electron thừa (vai trò như chất khử/ chất chống oxy hoá), chất oxy hoá có thể thừa hoặc đủ electron nhưng nó vẫn đi cướp electron của thằng bên cạnh. Về bản chất, chỉ có chất oxy hoá gây hại cho tế bào (da) thông qua phản ứng oxy hoá khử, gốc tự do có thể là chất oxy hoá hoặc không. Trên thực tế hiện nay thì gốc tự do và chất oxy hoá (free radicals/oxidants) được dùng tương đương. Do vậy, trong bài này tớ cũng thống nhất free radicals = oxidants = kẻ thù
- Phản ứng oxy hoá khử thường là chuỗi phản ứng dây chuyển - 1 chất bị mất electron sẽ cố gắng ăn trộm electron của thằng đứng cạnh nó, từ đó gây xáo trộn dữ liệu hoá học của cả chuỗi. Gốc tự do thường tấn công DNA (ung thư), proteins (collagen/ elastines/ già/ nhăn), lipids, kích thích phản ứng viêm, kích thích melanin production, nám, sạm, đen túm lại là vô cùng đáng sợ. Cần lưu ý là trong quá trình bị oxy hoá thì tế bào/ bộ phận tế bào/ màng tế bào/ DNA đã bị hỏng hóc luôn rồi chứ ko phải oxy hoá xong nó cướp electron của thằng bên cạnh là tadda khoẻ như cũ nha.
- Một trong những nguồn induce free radicals phổ biến là UV exposure, infrared heat cũng bức gốc tự do và blue light, ngoài ra còn khói bụi, ô nhiễm nói chung đều được coi là chất oxy hoá, tạo phản ứng chuỗi ăn cướp electron. Ngoài ra còn có sự xâm hại vật lý như lăn kim cà da dùng treatment vl gây viêm cũng bức gốc tự do. Ngay cả các hoạt động sinh hoá bình thường của cơ thể như hít thở cũng bức gốc tự do. Túm lại, sự sống là một quá trình ô xy hoá đến chết.
- Có rất nhiều họ gốc tự do khác nhau: gốc oxy (ROS), gốc nitơ (RNS), gốc các bon, ion kim loại. Trong mỗi họ cũng phân thành nhiều loại khác nhau như peroxides, hydroxyl radical, superoxide, nitric oxide, peroxynitrite. Trước đây, ROS thường được chú ý nhất do RNS phần lớn được tạo ra từ NO do quá trình sống của cơ thể nhưng hiện nay do tình trạng ô nhiễm trở nên đáng sợ vcl nên các hãng chú trọng hơn vào chống ion kim loại và pr chống RNS - trên thực tế thì phần lớn các chất chống oxy hoá đều trung hoà được RNS, ROS và các tộc gốc tự do khác.
2. Chất chống oxy hoá
- Chất chống oxy hoá tự nguyện nhường electron (bị oxy hoá) hy sinh thân mình bảo vệ cho sự bền vững tế bào và các thành phần vật chất khác.
- Chất chống oxy hoá hiện đang được chú ý và nhấn mạnh, nó được coi là hàng rào bảo vệ của da. Như chúng ra đã biết, dù kcn có tốt đến đâu thì cũng không thể bảo vệ 100% khỏi các loại exposure và ô nhiễm, chỉ cần 1 photon đi lạc vào đúng quá trình phân chia tế bào là đủ để ung thư chết mẹ luôn, do vậy chất chống oxy hoá được sử dụng như gác cổng 2.
- Tất cả các chất chống oxy hoá đều giúp bảo vệ da tốt hơn trước phơi nhiễm UV/ pollution, không chỉ riêng vitC
- Có rất nhiều bsi da liễu hiện nay promotes sử dụng chất chống oxy hoá như sunscreen back up ví dụ như heliocare đường uốn của dr Fitzpartrick, ví dụ như dr Obagi cũng cho rằng kcn là must have nhưng việc apply kcn mỗi 2 tiếng là bất khả thi nên cần maintain a sustainable level của mạng chống oxy hoá để da có khả năng tự bảo vệ và chiến đấu chống lại bọn xâm lược.
- Như đã nói ở trên, có nhiều dạng oxy hoá khác nhau nên cần kết hợp các chất chống oxy hoá khác nhau trong một routine. Ví dụ, vitC thì tốt nhưng do đặc tính tan nước nên nó không hiệu quả trong trung hoà lipid oxidise/ preoxidation nhưng vitE hoặc coQ-10 thì có. Ví dụ men Superoxide dismutase (SOD) là một chất chống oxy hoá tốt nhưng nó ko trung hoà chủng RNS, gluthathionie reduced thì có. Ngoài ra, các chất chống oxy hoá trong một mạng lưới còn hỗ trợ quá trình chống oxy hoá của nhau, như men SOD phân giải 1 chất oxy hoá mạnh thành nước và 1 thằng yếu hơn, sau đó vitC tiếp tục triệt hạ nốt thằng yếu (quên mẹ tên ahihi). Vẫn là về mạng chống oxy hoá, thường những chất chống oxy hoá sẽ tái tạo lẫn nhau: vitC tái tạo vitE, SOD và gluthathionie tái tạo vitC, ALA tái tạo lại tất.
- Chất chống oxy hoá ngoài nhiệm vụ chôngs oxy hoá còn có nhiều công dụng khác: tất cả các chất chống oxy hoá đều kháng viêm, vitA và vitC tăng sinh collagen, coq10 tăng năng lượng tế bào, b3 trị mụn, làm trắng, sửa chữa DNA lỗi, ferulic ngoài ăn thịt cả ROS/ RNS thì còn thấy bảo suppress cancer tumor này kia, azelaic acids trị rosacea. Thế cho nên là ăn hết đi, chả bổ ngang thì bổ dọc.
3. Các vấn đề với chất chống oxy hoá
- Không ổn định, khó thấm: nói chung là cũng tùy nhưng phần lớn đã nói đến actives/ mỹ phẩm thì bao giờ cũng có 2 vấn đề to đùng: ổn định (vitc, vita..) và thấm (mọi actives). Một vài thằng còn khó pha do nó méo tan trong dung môi thường dùng (azelaic, resveratrol..).
- Ít dữ liệu: có rất nhiều chất chống oxy hoá được cho rằng tốt, hiệu quả trong những thử nghiệm ban đầu nhưng lại chưa có thêm dữ liệu để khẳng định chắc chắn về hiệu quả bôi ngoài da (cx nghệ, cx thông đỏ, coQ10, cx bạch quả...)
4. Một vài lặt vặt với việc uốn tpcn: méo phải chuyên môn của mìn nên mìn chém bừa nhá. Bạn nào thấy uốn thuốc thay cơm tốt hơn thì cứ tiếp tục
- Ờm, thực sự cái khoa học ăn uốn này cực kì không rõ ràng. Thực nghiệm và nghiên cứu nhỏ lẻ cho thấy việc ăn uống nhiều rau củ quả hỗ trợ phòng chống ung thư tốt hơn so vs chế độ dinh dưỡng ít rau củ hơn :)), nói chung cái so sánh nhiều ít cũng rất chủ quan n kệ, coi như là vậy đi. Người ta đồ rằng có lẽ lượng vitamin/ chất chống oxy hoá trong rau củ cao đã góp phần đẩy lùi bệnh tật?
- Thực nghiệm cho thấy: nồng độ chất chống oxy hoá trong máu thường ở mức balance và khá ổn định. Khi bạn uống/ ăn hoa quả lắm chất chống oxy hoá thì ban đầu hàm lượng chất chống oxy hoá tăng nhẹ rồi về mức balance rồi giảm - người ta cho rằng do khi bạn cung cấp thì cơ thể sẽ dừng sản xuất để tạo cán cân balance. Lưu ý là gốc tự do vẫn cần thiết cho rất nhiều hoạt động sinh hoá khác của cơ thể.
- Uống vit tổng hợp hàm lượng lớn tăng ung thư chim ở nam giới, vitA gây tăng tỉ lệ ung thư phổi ở người hút thuốc/ tiền hút thuốc, một vài thử nghiệm trên chuột cũng cho kết quả chất chống oxy hoá tổng hợp (dạng thuốc, tpcb) thúc đẩy di căn, làm tệ hơn tình trạng ung thư.
- Chú ý: những thử nghiệm này đều ở liều cao, kéo dài hoặc trên chuột nên các bạn đang uốn thì cứ uốn, chưa phải xoắn. Mình chỉ nhấn mạnh là phần lớn tpcn đường uống đều hoặc không có backup, hoặc các thử nghiệm cho ra kết quả trái chiều (cả tốt và xấu), hoặc phủ định hoàn toàn (không có tác dụng), hoặc tăng nguy cơ ung thư cdj đó (tác dụng xấu), còn đọc review thì trừ bọn bán hàng thấy tác dụng tốt, khách uống chỉ có ``cảm giác da đẹp hơn``, ``có vẻ khoẻ hơn``, hoặc ``ngủ tốt`` nên là thêy, tùy các bạn lựa =)))
5. Chọn sản phẩm chống oxy hóa
- Như mình đã nói, nên kết các hoạt chất khác nhau để tạo mạng và tóm càng nhiều loại gốc tự do càng tốt. Với mình, một sản phẩm chống oxy hóa nên có từ 3 hoạt chất chống oxy hóa đổ lên.
- Một vài loại mỹ phẩm chống ô nhiễm thực ra cũng là serum chống oxy hóa cả thôi.
- NIOD survival chống cả thế giới nhưng do sử dụng những hoạt chất rất mới nên chưa nhiều nghiên cứu độc lập chứng minh tác dụng.
- Những chất chống oxy hóa phổ biến bôi ngoài da: vitc, vita, ferulic, gluthathione, vite, b3, ectoin, superoxide dismutase…
- Các bài tới mình sẽ giới thiệu thêm các hoạt chất chống oxy hóa hay hay nhóe
- Các sản phẩm chống oxy hóa nói chung nên bôi sáng trước khi ra đường, nhưng nhiều loại đa dụng thì sáng tối đều được. Riêng vitA (retinoids) thì nên dùng tối thôi :))
Ảnh: các nguồn gốc tự do - chú ý đeo kính dâm và bôi kcn nha các bạn