Chống Nắng, Chống Già, Chống Héo

Theo dòng địa lí: KCN qua các châu lục

Theo dòng địa lí: KCN qua các châu lục

* Ngắn gọn: regulation về kcn Châu Âu chặt chẽ hơn FDA của Mẽo, do vậy kcn Châu Âu thường có khả năng bảo vệ tốt hơn.

AUS thì hơi ngoắt nghéo 1 tị n nếu chọn đúng loại thì khả năng bảo vệ cũng ok theo luật.

1. Luật về yêu cầu của kcn và nhãn kcn

- KCN Mẽo: để được ghi là broad spectrum lên bao bì, các loại kcn Mẽo cần phải có khả năng cn cover tốt tới 370nm (sau 370nm thì vẫn cover n ko tốt bằng trước 370nm)

- KCN Châu ÂU: mọi loại kcn cần phải có chỉ số UVA ít nhất tương đương 1/3 chỉ số UVB và cũng cần cover tốt đến ít nhất 370nm (sau 370nm thì vẫn cover n ko tốt bằng trước 370nm)

- KCN Châu Úc: để được ghi là broad spectrum thì mọi loại kcn cần phải có chỉ số UVA ít nhất tương đương 1/3 chỉ số UVB và cũng cần cover tốt đến ít nhất 370nm (sau 370nm thì vẫn cover n ko tốt bằng trước 370nm) và cần phải đăng ký với bộ Y Tế như một dạng OTC, ngoài ra, trên bao bì cần có số đăng ký.

- Kháng nước: đều phải test ở tất cả các thị trường ms được in lên nhãn nên bỏ qua ko bàn. Lưu ý theo luật thì ko có kcn chống nước (water proof) mà chỉ có kháng nước (water resistant) 

 

2. Luật về màng lọc chống nắng

- Mẽo: chán đừng hỏi =)), kcn Mẽo đến thời điểm hiện tại chỉ có 2 màng lọc UVA hoàn chỉnh được sử dụng – avobenzone và ZnO và không được dùng cả 2 thằng trong 1 formular và nồng độ avobenzone giới hạn còn thấp nữa.

- Châu Âu: cái gì mới nhất, xịn nhất thì anh đều có và đều được dùng.

- Châu Úc: tương tự như châu Âu

 

3. Vấn đề

- Với kcn Mẽo do hạn chế về hoạt chất cn được sử dụng và luật nói chung là lỏng lẻo hơn nên bỏ qua.

- So sánh giữ EU và AUS: trên lý thuyết thì kcn đến từ 2 nơi này tốt như nhau nhưng trên thực tế thì với kcn AUS thì các bạn phải tìm được loại có số đăng kí và cụm broad spectrum trên vỏ. Và đương nhiên, vẫn nên dò lại các màng lọc chống nắng được sử dụng và do coi nó có bao trọn cả UVB và UVA hông.

Ngoài lề xíu là do quá trình đăng ký kcn bên Úc khá mệt mỏi và tốn kém nên thị trường kcn bên đó ko được sôi động lắm. Có mấy kcn hiệp hội ung thư mà các bạn hay hỏi thì màng lọc chán òm nên các bạn đừng hỏi tớ nữa =)))

 

4. Một vài thử thách thực tế

Đã có rất nhiều cuộc thử nghiệm kcn độc lập diễn ra và kết quả lần nào cũng làm người tiêu dùng cảm thấy đau đớn. Trong bài này thì tớ kể mấy cái test liên quan đến thị trường US vs. EUR nói chung they nhớ =))
- Có 2 thí nghiệm đã được tiến hành để so sánh kcn âu và mẽo, thí nghiệm trước tớ ko nhớ từ năm nào nhưng thí nghiệm gần đây là năm 2017 và cả 2 đều cho kết quả kcn châu âu có khả năng chống nắng tốt hơn kcn mẽo - đặc biệt là vs tia UVA.
- 20 loại kcn được chọn ngẫu nhiên ở 2 thị trường khác nhau và đem ra so sánh, đối chiếu. Kết quả hầu như các loại kcn đều đạt tiêu chuẩn kcn của FDA nhưng hơn một nửa không đạt chuẩn châu Âu -> kết luận: xài đồ Âu đi, đằng nào cũng mất công bôi kem  =)).
- Truyền thuyết bảo là kcn hoá học không bền vững - bền vững hay không chưa biết nhưng cái kcn duy nhất fail quy định của cả 2 thị trường là kcn thuần vật lý vs ZnO và TiO2 á.

- Nói vậy ko có nghĩa lúc nào kcn châu âu cũng vượt qua thử thách nhé, lắm khi cũng fail sml ra so với chỉ số trên bao bì á =)))

 

 
< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >