Kinh Nghiệm Dưỡng Nhan

Nước cứng và da?

Nước cứng và da?

1. Nước cứng
- Trong nước (chưa qua lọc) bao giờ cũng tồn tại một lượng khoáng chất (ion kim loại) nhất định, điển hình như ca2+, mg2+. Có nhiều guidelines được đưa ra để đo cứng mềm nhưng nói chung, khi hàm lượng muối CaCo3 này đạt lượng từ 65mg/L đổ lên được coi là nước bắt đầu cứng, từ  121mg/L là nước cứng, 180mg/L là rất cứng.
- Thường nước cứng pH cao (hơn 7)

2. Uống nước cứng?
- Thường được cho là vị ngon hơn và giúp bổ sung khoáng chất cho cơ thể =)))
- Với nước rất cứng, quá cứng thì còn đang bàn luận tiếp về khả năng gây hại nhưng trong phạm vi page mình ko bàn đến vì dài lắm, đọc mệt lắm.

3. Sử dụng nước cứng trong sinh hoạt hàng ngày và da - nôm na là tắm gội rửa mặt với nước cứng =)))
- Ion kim loại trong nước cứng thường bám vô chất hoạt động bề mặt, làm giảm khả năng tẩy rửa của sản phẩm, quan trọng hơn là sau khi bám vô nhau thì tụi nó bám vô da, bám vô tóc. Không phải tất cả chất hoạt động bề mặt đều gắn vs ion kim loại trong nước cứng nhưng thay vì lồi mắt tra chất hoạt động bề mặt thì hãy xử lý nguồn nước thì hơn :)))
- Ờm người ta bảo là mấy cái cặn này bám vô da làm khô da, bít tắc và dễ lên mụn/ breakout còn bám vô tóc thì tóc xấu, xỉn, khô giòn, dễ gẫy rụng.
- Thống kê cho thấy tỉ lệ các bệnh viêm da ở dân số vùng nước cứng cao hơn so với nước mềm
- pH cao thì đương nhiên cũng chả lợi lộc j :)))

4. Áp dụng
- Thi thoảng các bạn chuyển nhà, về quê... dùng nước giếng chả hạn thấy da xấu hơn, mụn hơn thì khả năng cao là bị kích ứng do nguồn nước. Tuy nhiên, lưu ý, có vô vàn tạp chất trong nước có thể dẫn đến hiện tượng này chứ không riêng do nước cứng.
- Nếu được thì các bạn nên mua máy lọc nước ion, mấy loại xịn xịn tì nhưng đừng dùng máy tạo kiềm, máy tạo nước kiềm có thể có lợi cho đường uống do giữ lại được các loại khoáng chất nhưng đường tắm giặt thì chưa chắc nha :(

5. Đố các bạn nước khoáng cứng hay mềm?

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >