Kinh Nghiệm Dưỡng Nhan

Compromised skin - Bệnh da tự miễn: chàm, eczema, vẩy nến...

Compromised skin - Bệnh da tự miễn: chàm, eczema, vẩy nến...

* Ngắn gọn: giữ ẩm 

1. Bệnh tự miễn là gì? 

- Một cách dễ hiểu: hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi nhân tố ngoại lai có thể gây hại như vi khuẩn vi rút; trong các trường hợp bệnh tự miễn, hệ miễn dịch nhầm lẫn và tấn công cơ thể vật chủ. Ví dụ, ở một miền viễn tây xa xôi có người cảnh xát trưởng tận tụy thường xuyên đánh đuổi trộm cướp xâm lược, bảo vệ dân lành nhưng bỗng một ngày ổng bị lag và tấn công những người dân hiền lành lương thiện trong bản nhỏ. 

- Có khá nhiều bệnh về da khác nhau được gộp vào nhóm bệnh tự miễn như: chàm, vẩy nến, bạch biến, lu pút xờ ban đỏ... và đương nhiên page không có khả năng cover hết tất cả các chứng bịnh này đâu 

- Bài chỉ đưa ra một vài tips để các bạn sống dễ dàng hơn nếu có bịnh da tự miễn với những biểu hiện chung là da ngứa, đỏ, dát, có thể kèm tróc vẩy, có thể rỉ dịch hoặc không. Thường viêm da là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi mà chỉ có thể tự khỏi, khi đến những đợt bùng phát, các bạn buộc phải đi khám và dùng thuốc. Chăm sóc da hằng ngày chỉ hỗ trợ kiểm soát và hạn chế những đợt bùng phát chứ cũng không làm khỏi bệnh/ loại bỏ hoàn toàn cơn lag của da. 

2. Một vài nguyên nhân dễ gây bùng: 

- Bùng theo mùa, theo đợt - tự theo dõi sẽ nhận ra nhịp điệu tréo ngoe của da. 

- Thay đổi môi trường sống, khi trời trở nóng, trở lạnh, khi uống dượu bia, sử dụng chất kích thích vân vân và mây mây 

- Tiếp xúc với các nhân tố kích thích vật lý, hoá học, sinh học: bụi, khói, nhiệt, sản phẩm kin ke không phù hợp, đeo khẩu trang ma sát kéo dài 

- Tổn thương màng da: lột tẩy quá đà, làm sạch hơi sâu... 

3. Chăm da tại nhà: 

- Vùng da bị lag thường khô và có pH cao (6-7) hơn hẳn da khoẻ mạnh nhưng kì dị là hiếm thấy sự có mặt của khuẩn. 

- Không: nhìn bên trên đó, cảm thấy có cái gì né được thì né đi 

+ Tuyệt đối không sử dụng những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh như xà phòng, srm, sữa tắm chứa sulfates. + Không tắm nước quá nóng trong thời gian dài, xông mặt nước nóng, kì cọ, tẩy rửa kĩ 

+ Không sử dụng chất kích thích, dượu, bia, tránh khói thuốc lá và hạn chế di chuyển giữa các điều kiện môi trường khác nhau. 

+ Tránh những sản phẩm có độ pH quá thấp hoặc quá cao, suy nghĩ kĩ trước khi sử dụng retinol và các phái sinh, peel, bha, aha (ở nồng độ cao - độ pH thấp), vitC (LAA) nồng độ cao 

+ Không peel tại nhà 

- Nên: 

+ Cố gắng sử dụng quần áo, tất, etc... dệt bằng sợi tự nhiên: cotton, lanh hoặc tơ tằm. Len chuội mịn thì cũng được nhưng đắt đấy, len thô thì thôi, dát mí ngứa lắm. 

+ Dưỡng ẩm, dưỡng ẩm và dưỡng ẩm vl vào. Chú ý đến những thành phần phục hồi/ hỗ trợ màng lipid đặn biệt như oat, urea, ceramides các loại, amino acids, lipids, aha - aha như lactic hoặc glycolic hoàn toàn có thể sử dụng và có hiệu quả tốt với những bạn bị viêm da, tuy nhiên chú ý pH. Bạn có thể sử dụng 5% AHA ở pH 5 chả hạn. 

+ Chú ý tới những thành phần kháng viêm nhẹ nhàng và hồi màng: cortisone các bạn dùng cũng là thành phần kháng viêm với nhiều tác dụng phụ và không sử dụng thường xuyên kéo dài. Sử dụng hàng ngày các bạn có thể tham khảo những thành phần sau: Vitamin B3, dầu trộn, azelaic acid, chiết xuất dau má, bạch quả, MSM, etc... 

+ Lưu ý: mọi thành phần đều có khả năng gây kích ứng và thường da bệnh thì có xu hướng nhạy cảm với các loại thành phần hơn. 

- Trong những đợt da ẩm ương 

+ Có thể bỏ hẳn sản phẩm tẩy rửa nếu không ra ngoài/ tiếp xúc bụi bẩn 

+ Đi khám lấy thuốc 🙂

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >