Hoạt Chất Thường Gặp

Vitamin B5 Patotheic acid + Hyaluronic Acid

Vitamin B5 Patotheic acid + Hyaluronic Acid

 

B5 có tác dụng dưỡng ẩm sâu. HA có khả năng ôm nước nhưng do phân tử HA to nên nó nằm chơi quanh quanh bề mặt da là chính, một vài nghiên cứu bảo là thực ra thì nó cũng lọt qua lớp sừng đấy nhưng không đáng kể, kiểu 100 phân tử thì có 3 đứa lọt xuống thôi. Hiện nay thì để tăng hiệu quả thẩm thấu của HA thì các hãng thường có xu hướng mix HA to nhỏ khác nhau (hydrolysed, nano, crossed polymer) trong cùng một sản phẩm. Lưu ý là có một vài lo ngại HA kích cỡ siêu nhỏ có khả năng gây viêm, hiện tượng này ko thấy ở HA kích cỡ vừa và to 😃

Phần lớn HA được sử dụng trong mỹ phẩm là ở dạng muối Sodium Hyaluronate, thấy bảo là có khả năng thẩm thấu thấu tốt hơn so với HA xịn cũng bền vững, dễ pha khuấy và quan trọng là rẻ hơn HA

B5 pantothenic acid: trong mỹ phẩm thì hay dùng D-panthenol, dạng cồn khi vô da được chuyển hóa dễ dàng thành panthothenic acid B5 có khả năng vận chuyển nước xuống tầng biểu bì và giữ nước ở đó. Do vậy ngta bảo là B5 có khả năng khoá ẩm là đúng nhưng nó không khoá ẩm như các sp khác (tạo màng dầu trên da ngăn nước bốc hơi).

B5 thúc đẩy quá trình lành da ở vết thương hở. Thường ở những sản phẩm bôi ngoài da hiện nay có 2 dạng phái sinh chính: panthenol (tiền B5 dạng cồn) và calcium pantothenate (tiền B5 dạng muối). Chú ý là panthenol lại được phân ra thành d-panthenol và l-panthenol. Hơi lằng nhằng tí nhưng các nghiên cứu về khả năng tương tác tế bào (fibroblast) thì chỉ có d-pathenol có khả năng tăng sản xuất tế bào da và làm liền vết thương. Với d-calcium pantothenate thì mình ko thấy có nghiên cứu cụ thể, các nghiên cứu đều dùng d-pathenol nhưng dự là cũng có tác dụng tương tự nếu nó chuyển hóa được thành Pantothenic acid. Do vậy, bạn nào dùng B5 với mục đích làm liền da sau mụn, lăn kim thì nên chú ý thành phần xem nó là cái gì. Ngoài ra thì nghiên cứu được thực hiện trên vết thương hở chứ không phải bôi B5 là tăng sinh collagen nói chung đâu.

B5 có tác dụng giảm nhờn: khoa học truyền miệng. Tớ chưa tìm thấy nghiên cứu rõ ràng nào đề cập đến việc bôi B5 có tác động đến tuyến bã nhờn, và nếu ko nhầm thì ông bsi tuyên truyền thuyết này đã bị bóc phốt chém gió bán b5 từ rất lâu òi. Bạn nào có nghiên cứu thì quẳng link ở dưới tớ sẽ đọc và edit kèm credit.

Tác dụng trị mụn của combo này: có thể. Các bạn hiểu đơn giản là ntn, có rất nhiều thứ liên quan tới mụn: da yếu mụn, da khô mụn, da viêm mụn và combo HA B5 bôi ngoài da nói chung có khả năng dưỡng ẩm, làm dịu da cũng như kháng viêm (đặc biệt là B5), do vậy bôi thì cũng được.

Nồng độ hoạt chất: thực ra thì tùy mục đích, nếu để cấp ẩm thì ko cần quá cao vì có đủ nước cho nó ôm đâu. 0.1% HA, dưới 1b5 là thừa. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả cấp nước cho da thì nên lựa chọn các sản phẩm kết hợp nhiều loại chất hút nước (humectants) khác nhau, vì đa chất, đa kích cỡ thì tụi nó giúp ôm nước đến nhiều tầng da khác nhau và phân tán nước đồng đều hơn. Đừng chăm chăm HA B5 đơn thuần, vừa nhạt vừa kém hiệu quả, trên đời này có 7749 loại humectants, đâu phải mỗi ha b5 là cấp được nước. Với mục đích kháng viêm thì b5 cỡ từ 2%-5% là ổn, hoạt chất càng cao càng dễ kích ứng và cũng ko có cái j chứng minh cao hơn sẽ hiệu quả hơn.

👉🏼Sử dụng xê dum b5 HA hiệu quả: có nhiều bạn kêu bôi nó thấm nhanh quá nên khô và căng da. Thực ra thì B5 và HA đều có khả năng vận chuyển nước vô da, từ đó cấp ẩm và nó cần nước để để làm da ẩm hơn chứ bản thân nó không có ẩm. Nên bạn nào muốn thử nghiệm hiệu quả cấp ẩm thì layer nó với nước: to.ner, nước cất, gì cũng được, miễn là nước sạch.
Ví dụ: toner->hab5->toner, thích thì thêm lớp toner nữa để có làn da căng nước, glow from within nha

Ảnh: một loại xê dum chứa ha b5 và một đống thứ khác không hề nhạt nhẽo - dr.ow.ning poi.sion thay áo mới 🙂

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >