Hoạt Chất Thường Gặp

Vitamin B3 Niacinamide in Skincare

Vitamin B3 Niacinamide in Skincare

🖕🏽Vitamin B3, niacin, niacinamide
🔸Niacinamide hay còn gọi là vitamin b3 được cho là một trong những hoạt chất phổ biến nhất trên thị trường mỹ phẩm vì tính đa nhiệm, phù hợp với nhiều yêu cầu - nhiều vấn đề da và hiệu quả đem lại rõ rệt. Xét trên phương diện pha chế thì b3 dễ dãi, pH trung bình, tính ổn định cao, dễ thấm, không kén nề. Túm lại là một thành phần vàng cho cả người bán và người xài.
Niacin (nicotinic Axít) cũng là một form của vitamin B3, hiệu quả tương đương với nia.cinamide nhưng ít được sử dụng trong mỹ phẩm vì hay gây hiện tượng đỏ/ nóng mặt khi bôi. Thông thường, trong sản phẩm chứa nia.cinamide bao giờ cũng tồn tại một lượng nhỏ niacin, ở một số da đặc biệt mẫn cảm thì ngay cả khi bôi một lượng cực nhỏ này cũng có khả năng gây đỏ và nóng mặt trong 1 thời gian ngắn sau bôi. Về lâu dài thì hiện tượng này không có gì đáng ngại, cũng không hại da nên nếu muốn thì vẫn tiếp tục sử dụng được, chỉ là da sẽ đỏ cảm giác khó chịu trong vài phút thôi.
Còn 1 form khác của vitamin b3 là nicotinamide riboside thường dùng đường uống nên mình không bàn ở đây.

🤞🏽Tác dụng: mỗi tác dụng có thể dài cả trang giấy n t rút gọn lại nhớ
🔸Chống lão hoá:
B3 cùng 1 lúc hạn chế quá trình lão hóa/ phân hủy collagen và thúc đẩy quá trình tăng sinh, hình thành sợi collagen mới khỏe mạnh.
🔸Sửa chữa DNA: Cơ thể có cách tự sửa chữa hư hại tế bào nhưng càng già thì khả năng này càng suy yếu, dẫn đến tích tụ hư hại và vì càng nhiều hư hỏng nên càng già nhanh. B3 hiểu đơn giản nhất là cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sửa chữa dna, ổn định bộ gen và hạn chế biến dị. Phần này liên quan tới một loại các hoạt động enzyme và bạn nào thích có thể tự tìm hiểu thêm, khá hay. Nghiên cứu trường sinh bất tử của Dr David Sinclair cũng xoay quanh hoạt động của mí loại enzyme này và nếu các bạn đã từng đọc qua những nghiên cứu của ổng thì sẽ thấy niacinamide nghe quen quen quen vl 😊
🔸Mờ thâm/ làm trắng: cái này mí đứa quan tâm nè 🤤🤤🤤. Khác với cách hoạt động của Hydroquinoine, vitC và arbutin là phá rối quá trình tạo sắc tố đen; B3 làm cản trở quá trình vận chuyển melanosomes (túi chứa sắc tố - cả sắc tố đen và hồng, vàng) tới tế bào sừng, ngăn việc tế bào sừng (ko màu) bị nhuộm hạt sắc tố (từ túi chứa sắc tố giải phóng). Do vậy, b3 không chỉ làm trắng mà còn làm da rạng rỡ, hồng hào, không bị dull/ tối/ xỉn. Ở một vài bạn hợp sản phẩm b3 sẽ thấy mờ thâm sáng da sau 1-2 đêm nuân á 😀
Combo làm trắng phổ biến theo nghiên cứu của P&G: nia + nag, 2 thành phần này tách riêng đều có khả năng làm trắng n khi kết hợp lại thì còn hiệu quả gấp nhiều lần: 1+1=20 đó
🔸Trị mụn, kháng viêm: B3 nồng độ từ 4% đổ lên có đặc tính kháng viêm. Do vậy b3 phù hợp với các tình trạng mụn viêm đỏ, mụn trứng cá đỏ và ngay cả mụn ẩn, mụn thường cũng nên dùng vì mình đã nói nhiều lần. Có 2 loại mụn: mụn viêm và mụn chờ viêm. Bôi b3 trong thời gian bị mụn vừa hỗ trợ trị mụn vừa nhanh mờ thâm.
🔸Giảm tiết nhờn (ở nồng độ 2%): tác dụng này thì mình thấy ăn thua, ko rõ rệt lắm, tùy số. Bản thân cái nghiên cứu cũng lỏng lẻo.
🔸Hỗ trợ màng bảo vệ da: nia bôi ngoài da giúp tăng sinh ceramides – thành phần cấu tạo nên lớp skin lipid barriers. Các bạn phân biệt rõ giữa bã nhờn (sebum) và màng da (epidermal lipid barriers), mình sẽ giải thích ở bài sau nhưng nói chung màng da được sản xuất bởi tế bào da còn bã nhờn tiết ra từ tuyến bã nhờn nằm ở lcl í. Nên cùng 1 lúc, b3 vừa giúp da giữ ẩm, tăng sx chất béo thượng bì, giúp mọc màng nhưng đồng thời (có thể) giảm tiết nhờn.
🌟 Kích ứng: chất nào bôi lên da cũng có khả năng kich ứng và B3 cũng vậy. Trong quá trình làm quen vs B3 mà thấy lên mụn viêm tù đầu, đau, sưng to thì nên dừng, ko cố nha.

👌🏽Tổng quan: Do tăng sinh collagen và giảm nhờn nên lcl sẽ có vẻ bé lại hoặc ít nhất hạn chế to thêm, do chống lão hoá nên da tự vận hành tốt hơn, do tự vận hành tốt hơn nên khả năng sửa chữa tbao được duy trì, do duy trì khả năng sửa chữa nên ít tích tụ dna hư hại 👉🏼 lâu già, chống lão hoá. Cũng nhờ khả năng tự sửa chữa được củng cố nên nám, sạm, đồi mồi giảm. Tăng cường màng bảo vệ nên ko bị khô da, tăng sinh collagen nên da đàn hồi, giảm colla.gen đứt gẫy nên lâu nhăn, giảm nhờn thì giảm bít tắc, mụn ẩm và kháng viêm thì trị mụn mủ. Cộng lại ta có mềm mọng, trắng, sáng, dạng dỡ, bề mặt da mịn màng 😂😂😂
Tí quên, nia cũng là một chất chống oxy hóa luôn

👊🏽Sản phẩm chứa b3
🔸Đương nhiên bọn tớ thích Olay thì bọn tớ pr Olay, Olay total effects có nồng độ b3 từ 5-7%. B3 được chứng minh là có hiệu quả từ 2% đổ lên rồi nên không cần đến 20% b3 đâu, chủ yếu là pha và kết hợp sao để có hiệu quả they 😀
🔸 Bọn tớ còn có serum b3 hãng D nữa nhưng để các bạn khác review hihi
🔸Sử dụng serum hay kem dưỡng: thực ra một bộ skincare (theo quan điểm của tớ) nên phân bố phù hợp. Ví dụ bạn đã chưa tìm thấy serum của đời mình thì rất nên đầu tư vào serum b3, còn xài kem dưỡng Olay rồi thì sử dụng serum có thành phần thần thánh khác để tăng hiệu quả của routine👌🏽

🖐🏽Phục hồi da 😊
🔸 Có nhiều bạn bị ám ảnh bởi ‘’phục hồi da’’, ví dụ như nặn mụn về dùng gì? Muốn tư vấn hab5 để phục hồi da trong khi rou.tine chả thiếu j, chỉ là xê dum không đề tên ha b5 =))) Phải là xê dum hab5 chứ hab5 trong sản phẩm khác ko tính nha =)))… nhưng như mình nói nhiều lần, ko chỉ có hab5 ms có tác dụng phục hồi. Nếu ko muốn nói sr chỉ chứa hab5 phục hồi, nuôi da còn kém hơn so vs những loại sản phẩm tạp nham cả đống thứ - bôi mỗi hab5 thôi thì da suy dinh dưỡng á. Trừ trường hợp da đặc biệt mẫn cảm, đỏ rát kích ứng nhiều thứ thì tạm thời dùng hab5 cho da dịu lại rồi dưỡng bù bồi bổ thêm cho nhanh khỏe chứ bản thân hab5 ko thì đâu có gì thần kì để ‘phục hồi’. Chưa kể hầu như giờ các loại mỹ phẩm hàng ngày cái j chả có hab5 -.-‘
🔸 Các bạn có biết bản thân niacinamide có khả năng thúc tế bào sừng (keratinocytes) phân chia, tức là nếu đứt tay đứt chân thì nhanh liền hơn, tẩy da chết quá đà thì nhanh mọc lại hơn, da bị châm kim tóe loe nhanh hồi hơn. Nia.cinamide thúc mọc màng bảo vệ da, tức là da đang tổn thương, mất màng, màng sinh ra ko hoàn hảo (như mấy đứa hay bị viêm da đó) tự dưng da được khoác 1 lớp áo giáp bảo vệ, đỡ lẻo khẻo hơn. Niacinamide thúc mọc collagen đồng thời chống oxy hóa, bảo vệ da, tránh đứt gẫy colla.gen tự thân, tức là da tổn thương sâu sẽ nhanh lành hơn và hạn chế vết thương xấu. Nia làm sáng da tức là sau tổn thương mà bôi b3 sẽ hạn chế thâm. Đấy, một chất có khả năng mọc da, mọc sừng, mọc màng, bảo vệ da, kháng viêm đủ kiểu thì nó có tác dụng phục hồi ko mà nhất định nặn mụn về chỉ hab5? Lăn kim xong chỉ hab5? Laser xong cũng chỉ hab5? Và còn rất nhiều chất khác có khả năng ‘phục hồi’ da, ‘phục hồi’ ko cần phải nhạt nhẽo -.-‘

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >