Hoạt Chất Thường Gặp

Retinoids: các phái sinh đường bôi

Retinoids: các phái sinh đường bôi

1. Biệt dược sử dụng trong thuốc
- Isotretinoin vs tretinoin: đều là 1 phái sinh nhưng ở 2 dạng đồng phân hình học. Isotretinoin thường được sử dụng ở dạng thuốc uống, có tác dụng hệ thống (systemic) và có cả dạng đường bôi nhưng ít sử dụng – thường chỉ được dùng cho mụn, không rõ về tác dụng chống lão hóa.
- Adapalene < Tretinoin < Tazarotene: theo thứ tự từ ít kích ứng đến kích ứng vl. 3 dạng này đều là thuốc. Adapalene và tarazotene được cho là có hiệu quả cao hơn tretinoin trong trị mụn và tretinoin thì có nhiều bằng chứng về khả năng làm đẹp da, chống lão hóa hơn so với 2 thằng còn lại. Tuy nhiên, một vài ý kiến cho rằng nên kết hợp song song cả 2 nhóm này để đem lại hiệu quả tối đa.
Trong phạm vi page, do năng lực yếu kém nên tụi mình không tư vấn nhóm biệt được vừa được nêu trên đây.

2. Các phái sinh phổ biến trong mỹ phẩm
- Retinyl palmitate < Retinol < Retinaldehyde: theo thứ tự từ yếu đến mạnh. Cả 3 phái sinh này đều cần được chuyển hoá thành tretinoin (retinoic acid) để hoạt động. Đương nhiên là hiệu suất chuyển hoá không bao giờ đặt 100% và càng qua nhiều bước thì càng rơi rớt lắm.
- Retinyl palmitate: yếu, rẻ tiền, được sử dụng cực nhiều trong các loại kcn, serum, mỹ phẩm, các loại dầu bôi… Có rất nhiều sản phẩm ghi RETINOL ở vỏ nhưng thực tế là Retinyl palmitate. Retinyl palmitate cần 3 bước để biến hình thành tretinoin nên hiệu quả của bạn này là thấp nhất, đồng thời ít gây kích ứng nhất. Có thể nói với vị trí đứng cuối bảng thành phần thì bạn này chả tác dụng méo gì, chưa kể tiếp xúc vs ánh sáng, nhiệt độ này kia. Túm lại là cho vào cho có để hợp thức hoá bao bì: ``phức hợp vitamin trẻ hoá làn da``. Ở một vài nước Đông Âu, serum vài chục phần trăm retinyl palmitate được bày bán công khai trong can nhựa tính theo lít. Theo quan điểm tụi mình, các sản phẩm chứa retinyl palmitate không đem lại hiệu quả thuyết phục trong trị mụn, làm sáng và chống lão hóa, không nên coi nó là sản phẩm retinol chủ chốt của routine.
- Retinol: phái sinh phổ biến hay được nhắc đến nhiều nhất trong skincare. Với những sản phẩm bôi tại nhà thì nồng độ retinol sẽ ở mức dưới 1%, hiệu quả sản phẩm đem lại ngoài phụ thuộc vào nồng độ còn phụ thuộc vào cách pha chế, đóng gói cũng như bảo quản do các phái sinh retinoids đều khá nhạy cảm với môi trường, dễ hỏng, nhanh thối. Lưu ý là với tác dụng chống già thì retinol ở hàm lượng thấp và cao đều đem lại hiệu quả lâu dài như nhau nhưng hàm lượng thấp sẽ lâu đẹp hơn nhưng đồng thời cũng ít kích ứng hơn. Để lựa được sản phẩm retinol tốt qua bảng thành phần là rất khó với phần lớn người tiêu dung, nhưng thường thì retinol tốt sẽ không rẻ. Các nhãn tham khảo: all skin med, neostrata, skinmedica..
- Retinaldehyde: trên lý thuyết thì mạnh hơn và ít gây kích ứng hơn retinol ở cùng nồng độ nhưng trên thực tế thì vì một lý do nào đó, các sản phẩm retinal trên thị trường nồng độ tối đa chỉ 0.1% và giá thì rất là cao so với retinol. 0.1% retinal chỉ tương đương với 0.3% retinol nên ở thời điểm hiện tại, mình chưa thấy việc cần thiết đầu tư vào retinal. Dùng retinol 0.5 tốt là được mà. Cũng theo lý thuyết thì retinal có khả năng diệt khuẩn (mụn) tốt hơn so với retinol nên nếu bạn bị mụn thì có thể tham khảo avene triacnel expert – một sản phẩm chứa 0.1 retinal giá bình dân. Các hãng tham khảo: avene, medik8 crystal retinal

3. Các phái sinh ít phổ biến – retinol esters
- Cùng nhà với retinyl palmitate, phải trải qua rất nhiều bước để chuyển thành retinoic acid – thứ có hiệu quả. Tuy nhiên, một vài phái sinh retinoate lại được cho là có khả năng tương tác trực tiếp với thụ thể vitA trong da mà không cần chuyển hóa, nói một các dễ hiểu là dịu nhẹ như bôi HA mà hiệu quả tương đương tretinoin.
- Ví dụ: retinyl acetate trong a313 và retinyl propionate trong olay proX (cần chuyển hóa), hydroxypinacolone RETINOATE trong sundey riley và the ordinary và retinyl RETINOATE trong medik8 (không cần chuyển hóa).
- Theo quan điểm của tớ là nếu thích thử những phái sinh này thì cứ thử, nhưng hiệu quả thì không nên trông ngóng quá nhiều. Làm gì có vẻ đẹp nào mà không trải qua đau đớn 😊

4. Retinoids có tác dụng gì?
- Một thành phần đa nhiệm: làm sáng da, mờ thâm, trị mụn, trẻ hóa. Nói chung là mọi vấn đề da và mọi loại da đều nên có retinol và t sẽ giải thích cơ chế hoạt động của re cho từng vấn đề ở bài sau.

5. Vấn đề với retinoids
- Thường dễ gây kích ứng, khô, đỏ, bong tróc, breakout, thâm chí viêm da do re cũng không phải là hiếm. Và dạng kích ứng của re thường là dạng tiến triển chậm, tức là ăn tối nay 3 tối sau mới chết, hoặc thậm chí tuần sau tháng sau.
- Không bền vững, khó bảo quản, nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng.
- Một vài phái sinh còn khó thấm vô da để có hiệu quả
- Do những vấn đề trên nên pha chế retinol tốt là bài toán khá cồng kềnh: vừa phải đảm bảo tính bền vững, ít kích ứng, nhưng vẫn cần thấm tốt và có hiệu quả. Do vậy, re tốt thường hông có rẻ 😊

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >