1. Xu hướng mỹ phẩm lợi khuẩn:
- Trên da người tồn tại một thảm sinh thái vi sinh vật: khuẩn, nấm, mốc, rệp đủ cả. Trong môi trường thuận lợi, khuẩn tốt trung hoà/ kìm hãm khuẩn xấu, hỗ trợ các hoạt động miễn dịch của da. Tuy nhiên, khi phong thủy thay đổi, khuẩn, nấm, men đang từ sinh vật vô hại sẽ trở thành mầm bệnh (Malassezia yeast chả hạn) hoặc hỗ trợ bệnh (mụn viêm vs sự tham gia của c. acnes)... Tái lập lại sự cân bằng của thảm sinh thái này sẽ giúp da khoẻ, đẩy lùi các loại bệnh tật, khỏi sida... (đương nhiên nếu bệnh tật của bạn liên quan tới sự mất cân bằng này, chứ bệnh do tâm địa thì chịu).
- Các yếu tố ảnh hưởng tới thảm sinh thái: pH, lượng bã nhờn, độ ẩm, thuốc, môi trường xung quanh... Thông thường, vi sinh vật nói chung ưa ẩm ướt, khuẩn xấu hay nấm thường phát triển ở pH cao, ưa nhờn, ghét kháng sinh. Theo Obagi thì bã nhờn là không chỉ góp phần gây mụn trứng cá mà nó là nguyên nhân dẫn đến viêm và nhiều loại bệnh về da khác - cũng có lí, ví dụ như viêm da tiết bã, mụn trứng cá đỏ (rosacea), hay mụn trứng cá thường đều có liên quan đến bã nhờn.
- Mục tiêu của mỹ phẩm lợi khuẩn là khôi phục lại điều kiện lý tưởng của thảm vi sinh vật tự nhiên trên da.
- Mỹ phẩm lợi khuẩn được cho là/ rất hứa hẹn trong: điều trị mụn, tăng sức đề kháng cho da và dưỡng ẩm tốt. Những tác dụng về chống già, chôgns chết thì không thực sự thuyết phục - đương nhiên là da khoẻ hơn, ẩm hơn thì đương nhiên lâu chết dồi.
2. Phân loại mỹ phẩm lợi khuẩn:
- Probiotics: thành phần có chứa loại khuẩn tốt cụ thể nào đó, pre.biotics: sản phẩm chứa thành phần lợi khuẩn như đồ ăn nuôi khuẩn chả hạn và bacterial cell lysates: thành phần chứa sản phẩm của quá trình nuôi khuẩn: chất thải (cức), xác, tế bào khuẩn đã chết.
- Những loại mỹ phẩm lợi khuẩn thường có pH thấp (4-4.5) do đây là pH lí tưởng để nuôi khuẩn men nấm có lợi - nên thường mình dùng đồ lợi khuẩn trong routine pH thấp - bôi gần cuối, sau khi đã bôi đồ lột tẩy, phá hủy màng da từ trước rồi trải em Elizabeth Arden lợi khuẩn chứa phức hợp ceramides thần thành lên chốc để giảm kích ứng, khô rát và phục hồi lại màng da.
- Probiotics: thành phần chứa khuẩn sống thì hơi khó hơn trong vấn đề bảo quản vì cbq làm ra để giết vi sinh vật mà -.-`.
- Mỹ phẩm lên men và mỹ phẩm vi sinh có điểm tương đồng nhất định: đồ len men ngoài việc break down các thành phần bổ béo để nó trở nên dễ hấp thụ hơn qua đường bôi, sản phẩm của lên men còn có khuẩn, các loại carbonhydrate - đồ ăn của khuẩn tốt trên da.
3. Ứng dụng thực tế
- Trên thực tế, mắc dù hứa hẹn rất nhiều nhưng đến thời điểm hiện tại, mỹ phẩm lợi khuẩn chủ yếu hỗ trợ làm khỏe, làm ẩm, dịu, phục hồi lớp hàng rào bảo vệ da sau quá trình tẩy rửa hoặc treatment quá đà. Những hứa hẹn về trị mụn hoặc giảm bùng phát viêm da còn rất mơ hồ mờ ảo, chưa rõ ràng.
- Bạn không biết và không ai biết liệu thảm vi sinh vật trên da bạn có đang healthy không, có đang balance không cho đến khi một vài vấn đề phát sinh như bị nhiễm nấm chả hạn.
- Có rất nhiều trường hợp soi da mặt một đống khuẩn mụn nhưng trên thực tế da không có mụn và cũng không có viêm
- Theo kinh nghiệm tư vấn thì thường da mụn có thể hợp lợi khuẩn hoặc không – 50/50, méo chắc chắn =))
- Da bị nấm nói chung thì không nên xài lợi khuẩn
4. Sản phẩm cụ thể:
- Thối chân: do lợi khuẩn đến giờ công dụng chính là làm khỏe, làm ẩm, làm dịu và phục hồi màng bảo vệ nên tụi tớ để nó vô Thối chân vì mục đích của ton.er là cấp ẩm nhanh, làm dịu da và hỗ trợ tái lập hàng rào bảo vệ mọc nhanh hơn, thuận lợi hơn, đẹp hơn.
- Elizabeth Ardern: skin renewal booster: prebiotics: chứa thành phần nuôi khuẩn, tạo điều kiện cho khuẩn tốt phát triển, được mix cùng phức hợp ceramides nổi tiếng trong nền silicone xa xỉ - bình thường xài thì thấy bình thường, nhưng khi da đang giãy chết thì hơi bị khác nuân.
- Đồ lên men Nhật Hàn, nổi nhất có lẽ là SKII
- Zelens Z Balance Prebiotic and Probiotic Facial Mist: xài cả khuẩn và thành phần nuôi khuẩn, giá đắt quá nên chưa xài
- Nói chung thường hãng nào xài biotics thì họ sẽ pr, còn về thành phần thì cứ ngó mấy cái như fermented, oligosaccharide, các loaị như lactobacillus, lactobacillus acidohilus, lactobacillus bulgaricus, inulin, ... thì nó thuộc giống lợi khuẩn.
5. Kết luận
- Lợi khuẩn trong skincare là xu hướng không mới lắm và có vẻ chả đi đến đâu cả
- Không phải là một thành phần must have – buộc phải có/ cơ bản trong routine. Thích, tiện, rẻ thì dùng cũng được nhưng không sống chết nên có như re, b3, c, acids….