1. Da yếu?
Thực ra da yếu là một khái niệm rất chung chung, mọi tình trạng bất thường về da đều có thể quy vào da yếu: mụn viêm, bội nhiễm, nhiễm khuẩn, viêm da, da khô, bong tróc, da nhạy cảm, dễ dị ứng với sự thay đổi điều kiện môi trường. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là khô, nổi sần mẩn, rát ngứa khó chịu, ra gió đổi màu.... Và tình trạng da yếu hầu như đều bắt nguồn từ một nguyên nhân chính: mất nước và suy giảm chức năng màng bảo vệ da. Da mất sức đề kháng trước vi khuẩn và nhân tố bên ngoài, nó cũng mất khả năng giữ ẩm, điều tiết dầu nước của bản thân.
2. Xử lí:
Để làm dịu tình trạng viêm da cấp, thường cortisone sẽ được kê, tuy nhiên đây không phải là hướng điều trị lâu dài. Để khôi phục da, bạn cần tập trung vào các sản phẩm có tác dụng khôi phục lớp màng bảo vệ này và tránh xúc phạm nó. Ví dụ: bước đầu thì có làm sạch nhẹ nhàng, chống nắng, chống oxy hóa tốt rồi kết hợp thêm các hoạt chất như b3, ceramides, và urea… Tất cả những hoạt chất này đều giúp da ổn hơn nhưng tùy thuộc vào vấn đề cụ thể để lựa cho hạp lí.
Với da khô héo, bong tróc,, lởm khởm thì urea là lựa chọn đầu tay.
3. Urea:
- Da có khả năng giữ nước/ dưỡng ẩm của riêng nó nhờ vào nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (natural moisteringsing factors) - thành phần chính bao gồm: hỗn hợn amino acids, urea, latic acids, một vài loại peptides. (Cơ thể kì diệu vl, trên thực tế, mấy cái thứ này toàn chất thải của cơ thể được bài tiết và tái sử dụng ở lớp trên của da.)
- Nghiên cứu bảo là ở da yếu thường có sự sút giảm đáng kể lượng urea tự nhiên và khác với rất nhiều chất linh tinh khác, urea đã được chứng minh là có thể bổ sung bằng cách bôi nó trực tiếp lên da và tadaaaaa. Bùm, smooth, luminous skin`s back.
- Công dụng đơn giản nhất của urea là dưỡng ẩm sâu: tuy HA cũng là một sản phẩm dưỡng ẩm tốt, tuy nhiên do phân tử HA khá lớn nên nó thường chỉ hoạt động ở bề mặt da, urea có khả năng penetrate và vận chuyển nước đến tầng da sâu hơn và có tác dụng làm dịu da ``ngay lập tức``. Trong dược học, urea đôi khi cũng có mặt như là một chất dẫn giúp thuốc đến được tầng sâu hơn của da.
- Urea đồng thời có khả năng tẩy tế bào chết - loại bỏ lớp da bề mặt khô, đóng vẩy nhưng không gây kích ứng da ở nồng độ cao - 10%. Tuy nhiên, urea tẩy da chết theo cách kích hoạt enzyme tự thân của da nên không gây tdc quá đà như acid.
- Khả năng khử trùng và kháng khuẩn
- Sau tất cả - urea còn có tương tác trực tiếp tới gens ở lớp da bề mặt - tác động trực tiếp tới khả năng tự vận hành, điều tiết dầu nước của da
4. Best cho:
- Viêm da, tăng tiết sừng, da khô, tróc, nứt nẻ, dát, đỏ, da mỏng, etc....
- Da "yếu", cần "trị liệu phục hồi chức năng"
5. Kết hơp:
- Nói chung là t nói nhiều rồi, nhà lúc nào cũng nên thủ sẵn 1 xíu kem đạm, 1 tị kem oat mà phòng thân cho mấy đứa hay nghịch mặt. Cần lôi ra đắp luôn, chứ inbox đợi t rep rồi mua rồi đến lúc nhận được hàng thì đã tan nát cả rồi.
- Thường t ko khuyến khích dùng urea lâu dài vì đúng là nó tốt, đúng là nó ẩm, đúng là dùng lâu thì cũng ko có vấn đề j nhưng trên thế giới còn bao hoa thơm cỏ lạ để bôi trát, dùng lúc cần cấp cứu thôi, khỏi rồi thì để dành mặt bôi cái khác cho đẹp.
- Luôn bôi kem đạm lên da ẩm (ví dụ vỗ toner xong còn ướt ướt) thì bôi luôn để hạn chế châm chích, ngứa và giúp phát huy hiệu quả của kem đạm tốt nhất.
- Với da tay, chân tương tự - bôi kem khi da còn ẩm và đeo tất chân tất tay để qua đêm cho mau mềm :D