Uống Gì Cho Đẹp

Mụn nội tiết Ở NỮ - Ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào?

Mụn nội tiết Ở NỮ - Ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào?

Dả nợ năm cũ: Mụn nội tiết Ở NỮ - Ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào?
* Lưu ý: bài này dành cho mụn nội tiết ở Nữ giới và mụn nội tiết dài lắm nên là chỉ giới thiệu tới các bạn một loại tpcn không mới lắm nhưng chưa được dùng nhiều thôi nha :(
1. Mụn nội tiết 
- Mụn là tình trạng bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn và da chết thành lỗ chân lông quằn quại với nhau trong lỗ chân lông. Tuyến bã thì được quản lý bởi nội tiết tố nam (androgens). Do vậy, mụn nào thì cũng có liên quan đến nội tiết; tuy nhiên, khi nhắc đến mụn nội tiết, chúng ta thường đề cập đến việc cường nội tiết tố nam dẫn đến tình trạng mụn viêm trầm trọng kéo dài thường thấy quanh quai hàm, da siêu dầu, nền da thô cứng, mụn thường không qua giai đoạn bít tắc lẩn nhẩn mà đến giai đoạn viêm luôn. Ở những tình trạng mụn nội tiết này thường thấy một lịch sử trị mụn dai dẳng, đậm sâu, dừng thuốc là lên mụn.
- Nếu bạn may mắn có chòm sao mụn nội tiết soi chiếu thì hãy cố gắng làm việc để kiếm nhiều tiền bởi đây sẽ là cuộc chiến trọn đời, ngoài việc đập tiền lên mặt thì còn cần đập tiền vào mồm, vào người và kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt chặt chẽ.
- Để nói về mụn nội tiết thì rất là dài và mình không tính viết sách. Nên bài này cố gắng gói gọn một vài thông tin cơ bản thôi.

2. Mối tương quan giữa Insulin và mụn?
- Insuline là một loại hóc môn cơ thể tiết ra trong quá trình tiêu hóa. Nói về insulin thì cũng rất dài, nhưng insulin không xấu, nó chỉ xấu khi cơ thể bị nhờn insulin và tăng tiết insulin quá mức. Thông thường tình trạng này có thể gặp ở người béo phì và PCOS...  Có một lầm tưởng là ăn nhiều tinh bột sẽ tăng insulin và gây bệnh tiểu đường. Trên thực tế thì ăn gì (nhiều) cũng  ảnh hưởng đến độ nhạy insulin của cơ thể thôi. Nên tốt nhất là kiểm soát khẩu phần ăn, đừng để béo phì - không chỉ tăng insulin thôi. 
- Khi lượng insulin tăng cao sẽ kích thích sản xuất androgen tuyến thượng thận, lượng insulin tăng cao sẽ giảm lượng protein vận chuyển hóc môn giới tính (androgens, estrogens, progesterone); từ đó tăng lượng androgens tự do, insulin đồng thời kích thích sản xuất androgens ở buồng trứng. 

*Tóm lại: insulin tăng -> androgens tăng -> mụn tăng. 

3. PCOS - hội chứng buồng trứng đa nang
- Bản thân những bạn bị buồng trứng đa nang cũng gặp tình trạng tăng tiết androgens ở buồng trứng không phụ thuộc vào insulin bởi dự mất cân bằng giữa LH:FHS - 2 loại hóc môn tham gia tổng hợp/ điều hòa androgens và estrogens ở nữ tại buồng trứng.

4. Không PCOS, không thừa cân, không nhờn insulin - vẫn mụn nội tiết?
- Xu thôi. Dù không có hội chứng nào nhưng cơ thể vẫn có thể sản xuất nhiều androgens (so với người bình thường và/ hoặc so với tỉ lệ nội tiết tố nữ) hoặc đơn giản là thụ thể nhận biết androgens ở tuyến bã nhạy hơn so với người bình thường. 

-> Tóm lại, có 2 nguồn sinh androgens chính: buồng trứng và tuyến thượng thận. Để giảm mụn nội tiết cần kiểm soát androgens ở 2 nguồn này. 

5. Giới thiệu inositols vào chu trình ăn uống
- Inositols là một loại đường thường được tìm thấy trong thực vật và cơ thể cũng có khả năng tổng hợp inositol từ glucose. Nói chung là ăn được và ăn ngon. Inositols không phải là một loại thực phẩm chức năng mới, thường rất hay được kê cho các trường hợp PCOS hay bổ trứng kết hợp với NAC; nhưng với những sản phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay thì hàm lượng sử dụng hơi thấp.
- Inositols có một lượng nghiên cứu và dữ liệu lớn vcl trong các vấn đề hỗ trợ nội tiết ở nữ và tăng độ nhạy insulin của cơ thể. Có hai dạng đồng phân của inositols: myo và chiro.

6. Tác dụng của inositols
- Là một nhân tố quan trọng tham gia trong quá trình sử dụng insulin của cơ thể. Nghiên cứu cũng chỉ ra inositols có tác dụng làm nhạy và giảm tăng tiết insulin, từ đó, giảm tăng tiết androgens. Tuy nhiên cơ chế chính xác của quá trình này chưa được làm rõ hoặc mình chưa đọc được hoặc mình đọc rồi nhưng không hiểu nên bỏ qua đi :D
- Ngoài khả năng tăng độ nhạy insulin thì inositols còn được chứng minh là có khả năng giảm sản xuất androgens ở buồng trứng thông qua điều hòa tỉ lệ LH:FSH - 2 loại hóc môn tham gia tổng hợp nội tiết tố nam và nữ ở buồng trứng. 

-> Tóm lại, inositols giảm tổng hợp androgens từ cả 2 nguồn: buồng trứng và tuyến thượng thận.

7. Myo vs dchiro inositol?
- Có hai dạng đồng phân chính được dùng trong các sản phẩm bổ sung: myo - kích hoạt vận chuyển và sử dụng glucose và dchiro - tổng hợp và lưu trữ glucose. Trong cơ thể khỏe mạnh, tùy ttừngcow quan cụ thể mà tỉ lệ giữa 2 đồng phân này có sự thay đổi nhưng dạng myo luôn chiếm nhiều hơn.
- Trong trường hợp PCOS,  tỉ lệ giữa hai đồng phân này có sự méo mó - đây cũng là một trong những nguyên nhân được cho là dẫn tới tình trạng cường androgens.

8. Bổ sung inositols đường ăn/ uống được không?
- Có rất nhiều chất theo sách thì tốt nhưng không ăn uống nhưng không phải cứ tốt thì ăn sẽ tốt, còn tùy vào khả năng tiêu hóa/ hấp thu chất cụ thể của cơ thể. Với inositols - là chất có khả năng tan tốt trong nước và dễ dàng được cơ thể hấp thụ nguyên vẹn theo đường tiêu hóa; việc bổ sung inositols cho các trường hợp tiểu đường, PCOS đã được nghiên cứu và thực hành từ lâu với nhiều dữ liệu khả quan, đáng tin cậy.
- Tùy theo nguồn được ứng dụng, nhưng thông thường, nên sử dụng hoặc dạng đồng phân Myoinositol hoặc dạng hỗn hợp tỉ lệ 40 myoinositol và 1 dchiroinositol. Theo quan điểm bản thân mình thì tùy trường hợp/ lý do cường andorgens để lựa cho phù hợp hoặc chỉ dùng Myo cũng đượt vì nghiên cứu được dẫn nguồn để xài tỉ lệ 40:1 hơi xuuuu
- Không có khuyến cáo cụ thể về hàm lượng inositols nên sử dụng mỗi ngày nhưng inositols lành tính, an toàn để dùng ở 18g/ ngày và thông thường được khuyến khích dùng từ 2-4g/ ngày.

9. Ngoài lề
- Có vài cái nghiên cứu so sánh metformin và inositols khá hay
- Có vài í kiến về uống inositols để đẹp mãi hum già (cũng lquan đến tăng độ nhạy insulin) khá hấp dẫn 
- Inositol đường bôi cũng có, thấy bảo làm trắng da nhưng lượng dữ liệu còn hơi thiếu thốn.
Tạm vậy, các bạn đọc tham khảo thêm xem

 

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >