Review Cả Thế Giới

Review các sản phẩm tẩy da chết hóa học – acid toners, acid serums, acid lotions, acid creams các loại 🤨

Review các sản phẩm tẩy da chết hóa học – acid toners, acid serums, acid lotions, acid creams các loại 🤨

1. Tên gọi là gì thì nhiệm vụ vẫn cứ là tẩy da chết, serum không có nghĩa là ‘’mạnh hơn’’, ‘’hiệu quả hơn’’ so với toner hay kem, chỉ là thích gọi sao thôi. So sánh các sản phẩm acid dựa trên các yếu tố như: nồng độ, pH, nền sản phẩm và trong nhiều trường hợp thì bôi lên da vì so sánh 1 loại acid thì dễ, ví dụ cùng glycolic hoặc cùng lactic ở hai sản phẩm khác nhau nhưng khi trong hỗn hợp vài loại acids thì chỉ có thể võ đoán và trải nghiệm.

2. Các sản phẩm tẩy da chết hóa học mà mình đã dùng: calm down geek & gorgeous, chuồn chuồn xanh vàng nâu, alpha liquid gold, neostrata aha8, naturally radiant, deep action, tricky, tender, rough, p50 - w 1970, PC aha 10, TO tonic lactic, Eucerin kem trị mụn, anew pads, neoretin peel pads, dr Dennis Gross peel pads và set pro peels 2 chai, MM body lotion, biretix triactive, ASM serum, ASAP Radiance… nên mình chỉ review vài con thôi ít có review thêy, các loại khác nếu muốn hỏi thì cmt bên dưới, nếu mình đã dùng qua thì mình rep, và ở bài này mình hông review peel nha :)

Lưu ý: review trên da mình không phải trên da bạn.

3. Chuồn chuồn xanh vàng nâu: nâu thì mình thấy nhạt nên review chủ yếu cho vàng và xanh nhé
- Thành phần: 3 màu có sự khác nhau nhẹ về thành phần nhưng đều chung hoạt chất chính là glycolic trong nền có chứa cồn. Xét theo bảng thành phần thì hiệu quả tdc tăng dần: nâu (5 glycolic, pH 4.5) < vàng (13% glycolic+lactic, pH 3.8) < xanh (15% glycolic+lactic+SA, pH 3.8).
- Ưu điểm: ưu điểm to nhất là chai lọ đẹp, vừa đồng bóng vừa sang, giá tầm trung, để dùng cũng được mà để chụp insta khoe cũng được. Hàm lượng acid cao nhưng lên da nhẹ nhàng, ko cắn da, ko kích ứng, phù hợp với những bạn mới bắt đầu treatment, hiệu quả tdc tạm.
- Nhược điểm: nghi vấn hack bảng thành phần. Ngay lúc còn bán và còn review thì mình cũng có nói thành phần bố láo vì nó nhẹ hều và vì bảng thành phần ko hợp lý lắm. Nhưng thôi, dùng đi cho biết, dù sao thì đẹp nên thứ tha.
- Đối tượng sử dụng: những người yêu cái đẹp, mới dùng treatment hoặc da nhạy cảm, cần một sản phẩm không quá dung mãnh, đáng sợ.

4. Dr Dennis Gross: Alpha Beta peel và Professional grade resurfacing liquid peel
- Thành phần: gồm 2 công đoạn: peel chứa phức hợp nhiều loại ahas nhưng chủ đạo là glycolic và SA, pH khoảng 3.5 cho cả 2 sản phẩm và trung hòa chứa bột nở, retinol và hoa lá cành. Nồng độ peel không được công bố n mình đoán tầm 10% cho miếng pads và 12% cho loại pro trong lọ.
- Ưu điểm: sang, xịn, mịn bình thường. Tối dùng sáng không đẹp. Tuy tên là peel n cũng nhẹ nhàng, ít/ không cắn da trừ khi dùng cùng laser hoặc re mạnh, hiệu quả tẩy da chết cũng được.
- Nhược điểm: đắt, hiệu quả không đáng với giá tiền và cũng ko đem lại hiệu ứng mềm mịn mông em bé sau khi dùng như những của đắt tiền khác, bao bì cũng chả đẹp đặc biệt. Chỉ tiếc là dùng xong vứt mẹ đi ko giữ lại chụp ảnh khoe mẽ :D. Đây là một trường hợp điển hình của việc bơm acid ‘’toner’’ vào lọ 30ml, gọi nó là ‘’peel’’ và đi cắt cổ thiên hạ.
- Dành cho: người thừa tiền.

5. Neoretin Peel Pads
- Thành phần: 15% acids hỗn hợp kèm hoa lá cành. Điểm nhấn là shikimic acid, thấy bảo làm trắng tốt hơn glycolic 10 lần ở cùng nồng độ - đíu tin 😊
- Ưu điểm: trắng nhanh, mờ thâm thật chứ ko đùa
- Nhược điểm: đắt vcl ra, 1 miếng pads chứa 1ml acid, giá niêm yết 100k. Các bạn méo nghe nhầm đâu, 100k cho 1ml sản phẩm 😊 và hiệu quả thì đương nhiên có tốt cũng ko bằng đi spa peel dồi mà ở spa chắc chắn dùng hơn 6ml sản phẩm các loại cho b -.-‘
- Dành cho: vương công quý tộc. Mình đang bán sale vl đấy, muốn thử nghiệm cảm giác hoàng gia thì mua đi chả hết hạn -.-‘

6. Dermarium Tender Wonder & Rough Love (tên cũ Rough Addiction)
- Thành phần: Tender chứa lactic+phỉ dẫn qua cồn, rough chứa lactic và glycolic và cồn, pH ~3.5. Đương nhiên, theo tên gọi thì rough mạnh mẽ hơn tender.
- Ưu điểm: rẻ, ko dầu, ko surfactants/ emulsifiers đem lại hiệu quả rõ rang.
- Nhược điểm: hơi ít cồn =)), tùy da có thể bị dính nặng mặt, dễ kích ứng (hơn so với chuồn chuồn), bao bì chưa hoàn thiện.
- Lưu ý: Khác với nhiều hãng khác trong list sử dụng hỗn hợp tá lả các loại acids, Dermarium chỉ dùng 1 hoặc 2 loại acids. Điều này vừa là nhược điểm – không tạo sysnergistic effect, khi mà 5+5=20 nhưng đồng thời cũng là ưu điểm, ít chất, ít màu mè hoa lá thì giảm khả năng kích ứng và có kích ứng thì cũng dễ loại trừ nguyên nhân.
- Đối tượng sử dụng: những người yêu người đẹp. Những bạn có nhu cầu skincare ra kết quả, chăm chỉ, ko ngại – có thể chưa dùng treatment bao giờ nhưng có nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm.

7. P50: P50W, P50 1970, P50, P50 cái j đó ko nhớ được trong lọ share =)))
- Thành phần: hỗn hợp ahas phas (dưới 10%, không chứa glycolic) và SA (dưới 0.5%) tùy loại, ko cồn.
- Ưu điểm: tẩy da chết xịn đó. Giá nhiều bạn kêu đắt nhưng thực ra so với lượng sản phẩm thì P50 không rẻ cũng chả phải là cắt cổ như nhiều brands khác. So sánh hiệu quả, tên tuổi, bao bì sản phẩm vs giá thì mình thấy vậy là hạp lý tuy có nhiều lựa chọn thay thế rẻ tiền hơn.
- Nhược điểm: mùi kinh vl và ờm, thành phần vốn dĩ nên hợp da mình – có lactic, có PHAs rất ẩm, có nia… nhưng nó đéo hợp. Dùng loại nào cũng sần sần mẩn mẩn nhưng lần nào hết cũng mua, thậm chí mua cỡ 250ml vì nó hype 😊.
- Lưu ý: đây là sản phẩm tốt nhưng mình bị kích ứng nên ko review nhiều được.
- Dành cho: tín đồ skincare khá giả, những con thiêu than phù phiếm thích mua vì nó hype vcl, những bạn đã có chút kinh nghiệm dùng treatment và xử lý tình huống khi tan tác.

Còn nhiều lắm, dảnh kể nốt sau
 

< Bài Viết Trước