Mụn

Sử dụng mỹ phẩm khi đang trị mụn?

Sử dụng mỹ phẩm khi đang trị mụn?

*Ngắn gọn: tuỳ bạn

1. Có một vài bạn inbox hỏi tớ trong khi uống thuốc trị mụn (ví dụ iso chả hạn) thì có cần/được dùng mỹ phẩm không?
Nếu các bạn đang uống thuốc theo đơn bác sĩ thì nơi đầu tiên nên hỏi là bác sĩ điều trị của bạn.

2. Vì sao một vài nơi cho rằng không nên/ cần dùng thêm gì hết?
- Có nhiều quan điểm thực hành khác nhau, mỗi người một lựa chọn chứ trong sách không có viết trị mụn thì không được bôi mỹ phẩm lên da. Việc lựa chọn này thì đúc kết từ kinh nghiệm, từ thực tiễn, từ lý luận của người hành nghề với mục tiêu cuối cùng là hết mụn. Do vậy, khi bạn tham khảo nhiều nguồn, nhiều người, nhiều nơi thì hiển nhiên là mỗi người một phách. Nếu bạn không có kiến thức nền cũng không có khả năng chọn lọc và áp dụng thông tin tự tìm hiểu được thì tốt nhất là nghe theo bác sĩ điều trị và ngắt wifi đi cho đỡ hoang mang.

3. Phân biệt các loại dầu trên da: epiderma lipids vs sebum
- Epidermal lipids (chất béo thượng bì): hỗn hợp chất béo với thành phần chính là ceramides, cholesterol, fatty acids được sản xuất bởi tế bào sừng. Lớp chất béo này làm đầy khoảng trống giữa những tế bào sừng, và giảm thất thoát nước qua bề mặt cũng như cản các nhân tố ngoại lai xâm nhập qua da. Ngắn gọn thì chất béo thượng bì là một phần quan trọng giúp da không thấm nước. Bên cạnh đó, chất béo thượng bì kết hợp với nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (natural moisterising factors) còn có nhiệm vụ giữ ẩm cho da.

- Sebum (bã nhờn): là hỗn hợp triglycerides, wax esters, squalene, chất béo. Bã nhờn được sản xuất tại tuyến bã nhờn nằm trong lỗ chân lông. Thông thường, bã nhờn được cho rằng có vai trò bảo vệ da, giữ ẩm, tránh mất nước nhưng cũng có một vài nghiên cứu bảo là trên thực tế lớp bã nhờn này không có vai trò gì tích cực cho da - trừ việc sản sinh bã nhờn gây mụn trứng cá. Cái này hơi khó chấp nhận vì nó đi ngược lại quan điểm truyền thống về tuyến bã nhờn. 

- Vì sao cần phân biệt 2 thằng này? Mụn bắt đầu từ lcl, là sự bít tắc của tuyến bã, do vậy tuyến bã là một trong những mục tiêu chính trong quá trình trị mụn nhưng đồng thời, việc dùng các loại thuốc uống cũng như thuốc bôi cũng gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trên da và lớp chất béo thượng bì - có nhiệm vụ ngăn thất thoát nước, bảo vệ da. Ngắn gọn là làm da khô và yếu nên khi trị mụn vẫn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng một cách hợp lý.

4. Làm sạch, chống nắng và dưỡng ẩm?

- Khuẩn mụn ưa môi trường yếm khí và ẩm ướt, do vậy một vài quan điểm cho rằng đang trị mụn thì da khô cũng được. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khuẩn mụn không tác động nhiều đến mức độ trầm trọng của mụn như tụi mình tưởng và có quá nhiều cách/ biện pháp để diệt khuẩn - do vậy việc giữ da khô cong trong thời gian trị mụn là không cần thiết/ không mang lại lợi ích.

  - Tuỳ bạn chọn loại dưỡng theo da và thời tiết: toner, serum, lotion, kem - cái nào cũng được miễn phù hợp, ko nhất thiết là kem. Dưỡng thì làm da mềm mại, đỡ khô, đỡ đau. Lựa chọn các hoạt chất tốt trong sản phẩm dưỡng còn hạn chế sẹo, thâm, phục hồi màng da... Dưỡng ntn, hoạt chất nào là tốt? Là mở to mắt ra đọc bảng tp xem có j bổ béo  

- Tương tự như vậy, một vài quan điểm lại cho rằng, do da khô và màng bảo vệ suy yếu trong thời gian điều trị nên không cần/ không nên dùng sữa rửa mặt để bảo tồn da tối đa. Mình cho rằng quan điểm này hợp lý ở trong một môi trường sống lý tưởng, tuy nhiên, ngoài bã nhờn, da chết thì qua một ngày dài, da còn tiếp xúc với bụi bẩn khói chất thải từ môi trường xung quanh. Những tàn tích đọng lại từ ô nhiễm môi trường cũng phá da, cũng làm da yếu, cũng làm da dễ bùng viêm.. (đọc lại bài về ô nhiễm để hiểu rõ hơn). Chất nói chung thì hoặc tan nước hoặc tan dầu trừ vài chất ngu lol móe tan gì cả dạng sạn to chả hạn thì cũng rửa trôi được vs nước. Nói chung thì rửa mặt vs nước không thôi giúp lấy đi những thứ tan nước, còn mấy thứ tan dầu như bã nhờn và kcn thì sao? Thì cần surfactant trong srm để làm sạch hiệu quả. 

- KCN: nói nhiều rồi. Thích đẹp thì bôi còn ko quan tâm lắm thì bỏ qua.

 
< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >