Chống Nắng, Chống Già, Chống Héo

Nhập môn Kem chống nắng

Nhập môn Kem chống nắng

1.       KCN hóa học vs vật lí

- Nghiêm khắc mà nói thì gọi là kcn màng lọc vô cơ vs màng lọc hữu cơ nhưng mà thyeey. Gọi hóa học vs vật lý cho nó gọn.

- Người ta từng nghĩ rang kcn vật lí thì phản xạ a/s và kcn hóa học thì hấp thụ và chuyển hóa nên kcn vật lí tốt hơn và lành tính hơn. Queo, trên thực tế thì cả 2 thằng đều hấp thụ và chuyển hóa năng lượng tia uv quan năng lượng nhiệt, kcn vật lí phản xạ khoảng 5% thôi và đấy cũng là lí do mà nó trắng nhách trên mặt, còn những loại kcn vật lí ko để lại màng trắng trên mặt thì tỉ lệ phản xạ tán xạ này còn thấp hơn nữa =)))

- KCN với màng lọc hóa học nói chung cho khả năng bảo vệ tốt hơn so với màng lọc vật lý. Đương nhiên còn phải xét đến công thức và thành phần màng lọc cụ thể nữa.

- KCN vật lí chứa ZnOvề cơ bản thì cho khả năng bảo vệ đồng đều hơn. Ví dụ khả năng bảo vệ ở 300nm tương đương ở 400nm, cái phổ chống nắng của nó là đường nằm ngang ngang đó, còn cn hóa học thì thường sẽ là hình sin lên voi xuống chó.

 

2.       KCN EU vs AUS vs US

- Do regulation khác nhau nên kcn EU cho khả năng chống nắng tốt và ổn định ở cả dải UVA và UVB.

- US què quặt ko bàn đến

- AUS mạnh chống UVB

 

3.       KCN và mụn 

- Quan điểm truyền thống thì kcn vật lí lành hơn, khả năng mụn thấp hơn. Theo kinh nghiệm thực thế thì kcn hóa học có vẻ ổn hơn cho da mụn =))

- Có rất nhiều kcn khác nhau trên trị trường, do vậy, các bạn thử đi, một loại chưa đẹp thì loại 2, loại 3, loại n, chắc chắn sẽ tìm được =)))

 

4.       UVA, UVB, infrared, bluelight

- UVB: 280nm – 315nm

- UVA: 315nm – 400nm

- Infrared: >780nm (nhiệt)

- Blue light (HEV): 400-750nm (a/s xanh – dải dòm được)

- Mình thường hay nghe UVB gây bỏng – ung thư, UVA gây già nhưng trên thực tế thì chả thằng nào kém thằng nào. Bước sóng ngắn mang năng lượng lớn – ví dụ UVB có khả năng bắn phá, xáo trộn thông tin di truyền. Bước sóng dài khả năng đâm xuyên tốt, ví dụ UVA có khả năng đi qua cửa kính. Mặc dù UVA và infrared ko trực tiếp làm tổn thương DNA n tụi nó bức gốc tự do, nung nóng hạ bì và kết quả tương tự: xáo trộn, hỏng hóc DNA. Phơi nhiễm lâu dài, liều lượng lớn UVA, UVB và infrared đều đem lại cùng kết quả: tăng khả năng ung thư, già, nhăn, xập xệ, xấu, da yếu, dễ viêm, nám, đồi mồi, tàn nhang, dày sừng, khô, nhờn, phá màng bảo vệ, u cục bất thường. Phơi nhiễm HEV thường gây hiện tượng sạm, xỉn da - ở một vài ngành nghề đặc thù như nha sĩ, phẫu thuật viên, phun xăm… phải phơi đèn cường độ ánh sáng cao, kéo dài thì nám cũng dai dẳng, khó trị.

- KCN đầu tiên phải đảm bảo khả năng che phủ trọn dải UV – để biết kcn có thể che nổi không thì phải đọc thành phần xem dùng màng lọc nào, màng lọc đó che từ đâu đến đâu. Các thông tin này hoàn toàn tìm được ở google, mẫu: avobenzone absorption spectrum. Các màng lọc khác thì các bạn tự tìm cho nó nhớ với nâng cao kĩ năng google lên.

- Với infrared và blue ligh: tùy vào công việc cũng như sinh hoạt để quyết có cần chống 2 thằng này không. Ví dụ, nếu mình hoạt động ngoài trời nhiều, phơi mặt đường nhựa mùa hè hoặc làm đầu bếp thì chắc chắn mình sẽ cần chống infrared. Nếu mình ngồi laptop nhiều thì chắc chắn mình quan tâm đến chống as xanh nhưng chống giời chống bể thì quan trọng nhất vẫn là bao trọn dải UV đồng đều trước nhất. Còn nếu mình thừa tiền, rất nhiều tiền thì mình sẽ chống hết =))

 

5.       KCN trong truyền thuyết

- Tốt, rẻ, finish đẹp: hông có đâu. Ngay chuyện kcn finish đẹp đã rất khó rồi 😊). Các bạn đều biết là kcn phải bôi đủ lượng, và với cái lượng đó thì ngay cả kem dưỡng hay serum táp lên thì nó vẫn cứ là khó chịu trên mặt thôi, chưa kể phần lớn các màng lọc đều tan dầu hoặc cần phân tán trong nền gốc dầu nữa, thế cho nên là chịu khó mà bôi 😊

- Nói đến finish, kcn lên da mỗi người rất khác nhau, review đọc tham khảo, cụ thể thì thử ms biết nên đừng đọc review xong quay sang bắt đền nhau.

- Khi các bạn có một skincare routine ổn định, treatment nhịp nhàng, dưỡng ẩm hợp lý thì da sẽ được kiểm soát tốt hơn. Ví dụ từ dầu sang thường, từ khô sang thường… và bôi kcn sẽ dễ dàng hơn. Cứ nghĩ vậy đi cho có cái mà trông đợi

- KCN nhà mình thì mình chỉ tự tin về đủ tốt cho routine phá da chứ finish thì con nào cũng sẽ có vấn đề này kia.

 

6.       Chọn kcn?

- Tùy vào nhu cầu da, túi tiền, điều kiện sinh hoạt. Nếu bạn phá da nhiều thì cần đầu tư kcn chống đủ thứ, nếu ko đầu tư được kcn thì đừng phá da vì việc treatment là vô nghĩa, thậm chí còn về âm nếu bảo vệ không đủ tốt.

- Với làn da dưỡng sương sương, ko có vấn đề j cũng chả lo nghĩ chi thì dùng kcn nào cũng được, vật lí cũng được, hóa học cũng được tây tàu nhật hàn mẽo úc đều được miễn là: các bạn chịu bôi, bôi đủ lượng và kcn bao đủ dải UV

- Các thành phần cn phổ rộng nên có: avobenzone, tins, tinm, tina2b, mexoryl SX, mexoryl XL

 

7.       Đọc kcn

- Khó lắm, thường cái nào đểu quá thì đoán được tàm tạm, nên là các bạn đọc hiểu từ 1-6 rồi ứng dụng thì tỉ lệ thành công cao hơn đó 😊)

 
< Bài Viết Trước