Hoạt Chất Thường Gặp

Peptides in skin care - yes, they do work, at least some of them.

Peptides in skin care - yes, they do work, at least some of them.

*Bài này muốn viết cũng lâu lâu rồi, nguyên nhân là chủ đề thì rộng, nghiên cứu thì nhiều nhưng lung tung nên rất khó để tổng hợp lại 😩. Những đánh giá trong bài mang tính chủ quan của người viết do không có tài liệu so sánh hiệu quả của các loại peptides khác nhau mang lại.


I. Peptides là gì? 🙄
Là một chuỗi amino acids ngắn (dưới 50 phân tử) sắp xếp theo một trật tự nhất định và gắn với nhau bởi liên kết "peptide" đơn. Nghe quen không các mày? Đúng rồi đó, các loại protein như collagen, elastin cũng được cấu thành bởi amino acids nhưng chuỗi dài và thường là liên kết đôi.
Đương nhiên là không phải cứ bôi peptides lên da là nó sẽ ngấm vô rồi tự động sắp xếp lại thành collagen và elastin đâu. Cơ chế hoạt động của peptides thường đóng vai trò như chất xúc tác, kêu gọi, vận chuyển để da làm việc hiệu quả hơn.


II. Phân loại peptides: riêng trong mỹ phẩm (và chỉ trong mỹ phẩm thôi nhé), hiện có 5 nhóm peptides đang được sử dụng mà mỗi nhóm lại có một vài đến vô vàn loại peptides khác nhau.
🖕🏽 Signaling peptides - peptides tín hiệu: các peptides thuộc nhóm này có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến nguyên bào sợi kích thích quá trình tổng hợp protein (collagen, elastine, etc...) cho da và vì thế đây là nhóm peptides thường gặp nhất trong mỹ phẩm.
Một trong những ứng dụng phổ biến là lăn kim máu me với peptide GHK, một loại singaling peptide thường được tìm thấy trong huyết tương người. Trong mỹ phẩm bôi ngoài da, một vài loại peptides được cho là có hiệu quả bao gồm: palmitoyl-pentapeptide-4, palmitoyl-oligopeptide, palmitoyl-tripeptide, palmitoyl tripeptide-38. Nghiên cứu cho thấy các loại peptides này thúc đẩy da tăng sinh collagen, hyaluronic acid và một mớ thứ khác liên quan đến chống lão hoá nói chung.
Hiện nay trên thị trường ngày càng nhiều loại peptides mới được giới thiệu, tuy nhiên nghiên cứu còn rất hạn chế nên chỉ tập trung sử dụng các loại peptides đã được công nhận là có hiệu quả. Tên thương mại gồm có: Matrixyl, Matrixyl 3,000, Matrixyl Synthe'6 - bạn nào biết có thể bổ sung thêm.
Tuy nhiên, phần lớn các loại signaling peptides lại có tác dụng giữ ẩm cho da - vận hành như một loại natural moisterising factor, do vậy, hiệu ứng đầu tiên khi sử dụng những loại peptides này là da căng hơn và có độ đàn hồi - lý do tại sao thì khá dài, tớ không nêu ở đây vì loãng bài mới cả nười 
😆


🤞🏽 Carrier peptides - peptides vận chuyển: cũng như peptides tín hiệu, các peptides vận chuyển (các nguyên tố vi lượng) được cho là giúp đẩy nhanh quá trình liền vết thương - có ứng dụng trong y học - hỗ trợ sức khoẻ của da nói chung. Ví dụ điển hình nhất là GHK-Cu. Tưởng tượng dễ hiểu thì GHK là cái xe taxi, Cu là khách và điểm đến là tế bào da chả hạn thì taxi đón, đưa và trả khách: GHK kẹp Cu, đưa đến tế bào và nhả.

GHK-Cu theo sách bảo thì kìm hãm hoạt động của các loại men phân hủy collagen, elastin – từ đó bảo vệ lượng da sẵn có, hạn chế phân hủy, lão hóa. Bản thân GHK-Cu cũng kích thích sản sinh collagen và glucosamineglycans. Trước giờ tụi mình hay chú ý đến collagen n trên thực tế thì môi trường ngoại bào giàu glucosaminoglycans cũng rất rất quan trọng. Nếu nghĩ collagen như mấy cái lò xo của tấm đệm thì phần bao quanh lò xo đó là glucosaminoglycans.


👌🏽 Antimicrobial peptides - peptides kháng khuẩn: loại này không được phổ biến lắm nhưng khá tiềm năng - được ứng dụng trong trị mụn, viêm da, vết thương hở - nói chung là cứ có nguy cơ nhiễm khuẩn thì áp dụng được bạn này.
Không liên quan lắm đến chủ đề, nhưng khi mình đọc các tài liệu khác thì vấn đề luôn gặp trong các trường hợp da bị nhiễm khuẩn (viêm da, kích ứng, thương tổn, mụn) là lớp màng bảo vệ da (skin barrier) bị tổn thương. Do ứng dụng của peptides kháng khuẩn chưa phổ biến nên các bạn có vấn đề về da cần tập trung vào sản phẩm có khả năng phục hồi màng bảo vệ đầu tiên. Đơn giản nhất là b3

👊🏽 Enzyme-inhibiting peptides - ức chế enzyme peptides: Ví dụ, ức chế hoạt động men lipoxygenase - gây ung thư và tyrosinase - gây nám và ti tỉ thứ khác hoặc men metalloproteinase – bẻ gẫy collagen và elastin
Kết quả ban đầu trong phòng lab rất khả quan nhưng việc bôi lên da có hiệu quả hay không thì chưa rõ (vì một trong những rào cản lớn nhất đối với việc nghiên cứu mọi thứ là nguồn vốn nên các nghiên cứu peptides trong y học với mục đích chữa bệnh thường phổ biến hơn mục đích làm đẹp).


🖐🏽 Neurotransmitter inhibitors - ức chế khả năng truyền dẫn tín hiệu của neuro thần kinh: Ôi đọc về cái này thì to đầu mà lại dài dòng nhưng đại loại là nó hạn chế nhăn da - hoạt động như botox. Nghiên cứu bảo là nó hạn chế nhăn đến 30% nhưng mình thì không cảm thấy lạc quan lắm với loại peptides này vì nó chỉ hoạt động ở bề mặt da trong khi nếp nhăn được hình thành từ tầng da bên dưới, do ảnh hưởng của việc co cơ 🙄. Một vài cái tên phổ biến gồm có: Argireline, SNAP-8, Myoxinol, Syn-Ake and Acmella Oleracea.


III. Kết nuận:
1. Lăn kim xong thì dùng peptides đi, tốt đó.

2. Da nhạy cảm, tổn thương, viêm nhiễm thì bôi B3 đi
3. Peptides nhiều loại lắm và không phải mọi loại đều có tác dụng.
😐
4. Mấy cài đồ Hàn cứ 3 ngày ra một loại peptides, 6 tuần có tbg mới, 1 tháng chiết xuất ra đủ thứ essential dồng phượng hầm bà lằng là không tin được đâu. 😱
5. Ngủ sớm đi các chế. 😘
Yêu thương ❤️❤️❤️

  1. Peptides in skin care - yes, they do work, at least some of them.
     

*Bài này muốn viết cũng lâu lâu rồi, nguyên nhân là chủ đề thì rộng, nghiên cứu thì nhiều nhưng lung tung nên rất khó để tổng hợp lại 😩. Những đánh giá trong bài mang tính chủ quan của người viết do không có tài liệu so sánh hiệu quả của các loại peptides khác nhau mang lại.


I. Peptides là gì? 🙄
Là một chuỗi amino acids ngắn (dưới 50 phân tử) sắp xếp theo một trật tự nhất định và gắn với nhau bởi liên kết "peptide" đơn. Nghe quen không các mày? Đúng rồi đó, các loại protein như collagen, elastin cũng được cấu thành bởi amino acids nhưng chuỗi dài và thường là liên kết đôi.
Đương nhiên là không phải cứ bôi peptides lên da là nó sẽ ngấm vô rồi tự động sắp xếp lại thành collagen và elastin đâu. Cơ chế hoạt động của peptides thường đóng vai trò như chất xúc tác, kêu gọi, vận chuyển để da làm việc hiệu quả hơn.


II. Phân loại peptides: riêng trong mỹ phẩm (và chỉ trong mỹ phẩm thôi nhé), hiện có 5 nhóm peptides đang được sử dụng mà mỗi nhóm lại có một vài đến vô vàn loại peptides khác nhau.
🖕🏽 Signaling peptides - peptides tín hiệu: các peptides thuộc nhóm này có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến nguyên bào sợi kích thích quá trình tổng hợp protein (collagen, elastine, etc...) cho da và vì thế đây là nhóm peptides thường gặp nhất trong mỹ phẩm.
Một trong những ứng dụng phổ biến là lăn kim máu me với peptide GHK, một loại singaling peptide thường được tìm thấy trong huyết tương người. Trong mỹ phẩm bôi ngoài da, một vài loại peptides được cho là có hiệu quả bao gồm: palmitoyl-pentapeptide-4, palmitoyl-oligopeptide, palmitoyl-tripeptide, palmitoyl tripeptide-38. Nghiên cứu cho thấy các loại peptides này thúc đẩy da tăng sinh collagen, hyaluronic acid và một mớ thứ khác liên quan đến chống lão hoá nói chung.
Hiện nay trên thị trường ngày càng nhiều loại peptides mới được giới thiệu, tuy nhiên nghiên cứu còn rất hạn chế nên chỉ tập trung sử dụng các loại peptides đã được công nhận là có hiệu quả. Tên thương mại gồm có: Matrixyl, Matrixyl 3,000, Matrixyl Synthe'6 - bạn nào biết có thể bổ sung thêm.
Tuy nhiên, phần lớn các loại signaling peptides lại có tác dụng giữ ẩm cho da - vận hành như một loại natural moisterising factor, do vậy, hiệu ứng đầu tiên khi sử dụng những loại peptides này là da căng hơn và có độ đàn hồi - lý do tại sao thì khá dài, tớ không nêu ở đây vì loãng bài mới cả nười 
😆


🤞🏽 Carrier peptides - peptides vận chuyển: cũng như peptides tín hiệu, các peptides vận chuyển (các nguyên tố vi lượng) được cho là giúp đẩy nhanh quá trình liền vết thương - có ứng dụng trong y học - hỗ trợ sức khoẻ của da nói chung. Ví dụ điển hình nhất là GHK-Cu. Tưởng tượng dễ hiểu thì GHK là cái xe taxi, Cu là khách và điểm đến là tế bào da chả hạn thì taxi đón, đưa và trả khách: GHK kẹp Cu, đưa đến tế bào và nhả.

GHK-Cu theo sách bảo thì kìm hãm hoạt động của các loại men phân hủy collagen, elastin – từ đó bảo vệ lượng da sẵn có, hạn chế phân hủy, lão hóa. Bản thân GHK-Cu cũng kích thích sản sinh collagen và glucosamineglycans. Trước giờ tụi mình hay chú ý đến collagen n trên thực tế thì môi trường ngoại bào giàu glucosaminoglycans cũng rất rất quan trọng. Nếu nghĩ collagen như mấy cái lò xo của tấm đệm thì phần bao quanh lò xo đó là glucosaminoglycans.


👌🏽 Antimicrobial peptides - peptides kháng khuẩn: loại này không được phổ biến lắm nhưng khá tiềm năng - được ứng dụng trong trị mụn, viêm da, vết thương hở - nói chung là cứ có nguy cơ nhiễm khuẩn thì áp dụng được bạn này.
Không liên quan lắm đến chủ đề, nhưng khi mình đọc các tài liệu khác thì vấn đề luôn gặp trong các trường hợp da bị nhiễm khuẩn (viêm da, kích ứng, thương tổn, mụn) là lớp màng bảo vệ da (skin barrier) bị tổn thương. Do ứng dụng của peptides kháng khuẩn chưa phổ biến nên các bạn có vấn đề về da cần tập trung vào sản phẩm có khả năng phục hồi màng bảo vệ đầu tiên. Đơn giản nhất là b3

👊🏽 Enzyme-inhibiting peptides - ức chế enzyme peptides: Ví dụ, ức chế hoạt động men lipoxygenase - gây ung thư và tyrosinase - gây nám và ti tỉ thứ khác hoặc men metalloproteinase – bẻ gẫy collagen và elastin
Kết quả ban đầu trong phòng lab rất khả quan nhưng việc bôi lên da có hiệu quả hay không thì chưa rõ (vì một trong những rào cản lớn nhất đối với việc nghiên cứu mọi thứ là nguồn vốn nên các nghiên cứu peptides trong y học với mục đích chữa bệnh thường phổ biến hơn mục đích làm đẹp).


🖐🏽 Neurotransmitter inhibitors - ức chế khả năng truyền dẫn tín hiệu của neuro thần kinh: Ôi đọc về cái này thì to đầu mà lại dài dòng nhưng đại loại là nó hạn chế nhăn da - hoạt động như botox. Nghiên cứu bảo là nó hạn chế nhăn đến 30% nhưng mình thì không cảm thấy lạc quan lắm với loại peptides này vì nó chỉ hoạt động ở bề mặt da trong khi nếp nhăn được hình thành từ tầng da bên dưới, do ảnh hưởng của việc co cơ 🙄. Một vài cái tên phổ biến gồm có: Argireline, SNAP-8, Myoxinol, Syn-Ake and Acmella Oleracea.


III. Kết nuận:
1. Lăn kim xong thì dùng peptides đi, tốt đó.

2. Da nhạy cảm, tổn thương, viêm nhiễm thì bôi B3 đi
3. Peptides nhiều loại lắm và không phải mọi loại đều có tác dụng.
😐
4. Mấy cài đồ Hàn cứ 3 ngày ra một loại peptides, 6 tuần có tbg mới, 1 tháng chiết xuất ra đủ thứ essential dồng phượng hầm bà lằng là không tin được đâu. 😱
5. Ngủ sớm đi các chế. 😘
Yêu thương ❤️❤️❤️

< Bài Viết Trước Bài Viết Sau >