1. Thấm/ ngấm và những chuyện chưa nói
- Da là lớp bảo vệ bao bọc cơ thể, ngăn những thứ bên ngoài thấm vào và những thứ bên trong lòi da.
Do bản chất của da nó phải vậy nên khi bôi mỹ phẩm dưỡng nói chung thì mon men giữ ẩm lớp sừng cùng lắm là thượng bì là hết xức. Khi dùng đồ có hoạt chất thì các hoạt chất thường gặp vấn đề với việc thấm qua biểu bì tới tầng da sống để có tương tác với các lớp tế bào này và kích thích các thứ phát triển. Đây cũng là điểm khác nhau giữa đồ được đầu tư nghiên cứu và đồ sx hàng loạt, đồ rẻ và đồ ko rẻ lắm – đầu tư vào hệ vận chuyển.
- Có rất nhiều con đường có thể áp dụng để vận chuyển hoạt chất: đi xuyên qua da, các tuyến như tuyến bã chả hạn và lách qua kẽ hở của da (thường dùng nhất) và tuỳ vào đặc điểm của mỗi hoạt chất để lựa chọn đường đi hợp lý
- Có rất nhiều chất trợ thấm được phát triển và ứng dụng và để thấm thì nó sẽ can thiệp vào sự bền vững kín kẽ của lớp sừng, do vậy không chỉ hoạt chất thấm mà những thứ không mong muốn cũng có thể thấm vào như chất bảo quản, hương liệu, phụ gia, phẩm màu, chất độn, các vi sinh vật gây hại... Thêm vào đó, khi những hoạt chất ngấm sâu và tác động vào lớp tế bào sống cộng với tác động biến đổi cấu trúc lớp sừng, hỗn hợp sẽ có xu hướng kích thích phản ứng của hệ miễn dịch dẫn đến những phản ứng không mong muốn: kích ứng, dị ứng, viêm, lăn ra chết.
- Để ngấm có chọn lọc thì người ta (méo biết ai) đang phát triển nhiều công nghệ mới, nhiều các kết hợp vl – điển hình nhất là sử dụng liposomes chả hạn nhưng kĩ thuật giờ phát triển nhiều vl chứ ko chỉ riêng liposomes á.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thấm
- Ở đây mình chỉ bàn đến đường thấm phổ biến nhất: lách qua lớp tế bào sừng.
- 3 yếu tố không kiểm soát được bởi người sử dụng: kích cỡ hoạt chất đủ nhỏ, nồng độ hoạt chất đủ cao và hoạt chất ít phân cực.
- Những yếu người dùng có thể tác động: độ dày/ độ sạch của da, sự kín kẽ toàn vẹn của màng da, độ ẩm của lớp sừng....
3. Vận dụng: làm sao để actives có khả năng hoạt động hiệu quả nhất và gây kích ứng cao nhất
- Sử dụng chất hoạt động bề mặt mạnh bạo trong quá trình tẩy rửa để làm tổn thương lớp sừng và màng da, từ đó chất dễ luồn lách hơn 🤦🏽♀️. Cách này thì hơi bất chấp.
- Tẩy da chết thường xuyên làm mỏng lớp sừng – nói đơn giản là bào da.
- Bôi sản phẩm lên nền da ẩm - đây là lí do các bác xĩ da liễu hàng đầu thế giới khuyên bạn dùng tre khi da đã khô hẳn còn Klingman bảo không 🤣🤣🤣.
- Bôi ít lớp thôi, cái gì càng quý thì càng bôi gần da nhe. Da thấm có mức, ko phải bôi càng nhiều càng thấm tốt đâu.
- Massage làm ấm da cũng giúp sản phẩm/ hoạt chất thấm tốt hơn
- Dùng chất khoá ẩm (0cclusive) nặng đè lớp hoạt chất bên dưới.
4. Trợ giúp từ máy móc
- Mấy cái máy dùng tại nhà, cái nào cũng có khả năng giúp sản phẩm/hoạt chất thấm tốt hơn: từ micr0current như nu.face, điện di như had@, lazer cà da như Tri@, radi0frequency như quên tên rồi, mấy cái đèn LED chiếu sáng 7 màu, ultras0und như f0re0…
- Nhưng dùng máy thì phải chăm nha đừng ham mua xong lười toàn bỏ.
5. Với da nhạy cảm, da dễ kích ứng thì sao?
- Làm ngược lại để giảm khả năng sấp mặt :D