1. Basic rules:
- Theo pH sản phẩm: từ thấp đến cao mà trong kin ke thì thường nhóm pH thấp có acids các loại và vitC LAA)
- Theo texture sản phẩm: lỏng trước đặc sau, do vậy, thường mình lựa chọn các sản phẩm tdc ở dạng lỏng, layer hợp lý hơn và dễ nhớ hơn.
- Nếu kết hợp nhiều loại sản phẩm thì ưu tiên pH trước rồi đến kết cấu.
- Làm sạch + tẩy da chết trước, treat và dưỡng sau.
- Serum không bay hơi, nước trong serum bay hơi.
- Đồ đắt trước, đồ rẻ sau
2. Retinol bôi ở đâu?
- Tùy xem bạn muốn nó hoạt động thế nào. Nếu muốn đỡ kích ứng thì bôi cuối routine sau kem dưỡng. Nếu muốn thấm vl thì bôi sau toner dưỡng, do khi da đủ ẩm thì hoạt chất thấm dễ dàng hơn.
3. Routine cơ bản
- Tối: Tt/srm/acid/toner/serum các loại/oil ~ kem dưỡng
- Sáng: srm//toner/vitc/serum các thứ/kcn
4. Phân routine tối theo pH
- Thường thì khi lắm đồ lủng củng quá mà cái nào cũng tham thì mình sẽ chia tối ra theo pH: một tối pH thấp, 1 tối pH cao xen kẽ.
- Ví dụ:
+ Tối 1: tt/srm/acid toner/vitc LAA/kem acid ~ dầu dưỡng – khác với acid toner, thường ở dạng kem thì hàm lượng cao và giải phóng chậm trên da.VitC laa khá khó thấm và phụ thuộc pH nhiều nên thường mình sẽ dùng luôn sau acid - vừa tạo môi trường pH thuận lợi, đồng thời tdc sẽ giúp C thấm tốt hơn.
+ Tối 2: tt/srm/acid toner/ toner/ b3, sên sên, growfactors, liên thiên/retinol/kem dưỡng.
5. Những thứ ko nên dùng vs nhau
- Đồng ko nên dùng với acid, vitC
- B3 khi dùng với pH thấp ‘’có thể’’ gây đỏ mặt ở những bạn rất nhạy cảm. Nhưng thường những bạn này kể cả ko dùng acid thì bôi b3 cũng đỏ đỏ òi. Và đỏ vậy cũng chả sao, chỉ khó chịu thôi – b3 vẫn có tác dụng.
6. Có cần đợi không?
- Từ pH thấp lên cao nên đợi 5-10-15-20p vì tùy vào sản phẩm, nếu sản phẩm có nền được buffer thì pH ko thay đổi nhiều n ai biết được cái nào buffer, cái nào không nên thôi, đợi tí cho chắc. Không đợi cũng được, vẫn có hiệu quả.
- Từ sản phẩm trước đến sau nên đợi tí cho nó thấm thấm ráo ráo rồi bôi tiếp ko nó thành đống bầy nhầy trên mặt á.