*Ngắn gọn: miễn là hông kéo dài, kèm các triệu chứng như ngứa, mẩn, đỏ, tấy, lẩn nhẩn, lên mụn thì cũng hông cần lo quá =)))
1. Acid nói chung có thể gây dát da khi mới sử dụng
- Không chỉ acid mà các sản phẩm pH thấp đều có thể gây hiện tượng dát đỏ khi dùng những lần đầu và giảm dần khi da đã quen với sản phẩm. Nguyên nhân là do chênh lệch pH, do vậy làn da trinh nguyên khi chập chững vào đời rát đỏ tí là bình thường, từ từ rồi sẽ hết :D
- Tuy nhiên, không nên cố đấm ăn xôi, dát quá đỏ quá thì hạ liều, giãn ngày ra trước khi da kích ứng sml.
2. Do da bạn nhạy cảm =))
- Da mặt thường khá mỏng so với các phần da body khác, do vậy đầu dây thần kinh thụ cảm thường nằm sát bề mặt da hơn, và đương nhiên, cảm nhận đau đớn các kiểu dễ dàng hơn :)
- Tương tự, mao mạch gần lớp ngoài của da hơn nên dễ đỏ hơn so với da body.
- Hoặc đơn giản là bạn có nhiều dây thần kinh thụ cảm hơn người bình thường, dễ bị kích thích hơn chả hạn.
3. Vitamin B3 :)
- Queo, một vài người bị flushing khá nặng khi dùng B3 và một vài người thì bị châm chích thời gian đầu sử dụng và một vài người chả bị sao cả.
4. Da treat nhiều, da quá khô
- Khi da treat nhiều, khô hạn, mỏng đỏ mà đập dưỡng đập nước vào nó húp đến dụp xong lăn lộn ra vì dát. Hiện tượng bình thường, dừng treat vài ngày da nó mọc lại là hết =))) Người ta giải thích là do màng bảo vệ bị tổn thương, do da mỏng và trở nên permeable hơn, vậy thôi.
- Tương tự mùa đông nẻ toác ra xong bôi dưỡng thể í, cũng dát thấy trăng sao luông.
5. Khi nào thì châm chích, dát là không bình thường?
- Kéo dai, kèm đỏ lâu (đỏ tầm 5-10p sau bôi thì ko sao, n đỏ qua đêm là có sao), da khó chịu, lẩn nhẩn, đau hơn, sần, có thể nổi mụn nước rồi thì đe dọa breakout...
- Đây là những dấu hiệu cho thấy da b đag ở borderline rồi á, dùng j thì cũng dừng thôi.